Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

Kinh Paritta - Kinh Thánh Hộ Trì - Phần I I

 Kinh Paritta - Kinh Thánh Hộ Trì - The Book of Protection - Phần I I

 

10. Kinh Nhật Thiên Tử - Suriya Sutta (SN 2.10) (Suriya Paritta)

Evaṁ me sutaṁ. Ekaṁ samayaṁ Bhagavā Sāvatthiyaṁ viharati Jetavane Anāthapiṇḍikassa ārāme. Tena kho pana samayena Suriyo devaputto Rāhunā asurindena gahito hoti. Atha kho Suriyo devaputto Bhagavantaṁ anussaramāno tāyaṁ velāyaṁ imaṁ gāthaṁ abhāsi.

Tôi nghe như vầy:Lúc bấy giờ, Thiên tử Suriya bị Ràhu, vua A-tu-la bắt. Rồi Thiên tử Suriya tưởng niệm đến Thế Tôn, trong lúc ấy nói lên bài kệ này:

i Namo te Buddha vīra’tthu – Vippamutto’si sabbadhi Sambādhapaṭipanno’smi – Tassa me saraṇaṁ bhavā’ti.

i. Đảnh lễ đấng Giác Ngộ, Bậc Anh Hùng muôn thuở, Ngài là bậc Giải Thoát, Thoát ly thật viên mãn, Còn con bị trói buộc, Hãy cho con quy ngưỡng.

Atha kho Bhagavā Sūriyaṁ devaputtaṁ ārabbha Rāhuṁ asurindaṁ gāthāya ajjhabhāsi.

Rồi Thế Tôn, vì Thiên tử Suriya, nói lên bài kệ này cho Ràhu, vua A-tu-la:

ii Tathāgataṁ Arahantaṁ – Suriyo saraṇaṁ gato Rāhu Sūriyaṁ pamuñcassu – Buddhā lokānukampakā’ti.

ii Suriya đã quy y, Như Lai bậc La-hán, Ràhu, hãy thả nó, Vì chư Phật thương đời. Ông đi giữa hư không,

iii Yo andhakāre tamasī pabhaṁkaro – Verocano, maṇḍalī uggatejo Mā Rāhu gilī caraṁ antalikkhe – Pajaṁ mama Rāhu, pamuñca Sūriyaṇ’ti.

iii Chớ nuốt Suriya, Trong thế giới tối tăm, Đã đem lại ánh sáng, Là mặt trời sáng chói, Là dĩa tròn hực đỏ, Là lò lửa cháy nóng, Là bà con của Ta. Này Ràhu, (Ta nói): Hãy thả Suriya.

Atha kho Rāhu asurindo Sūriyaṁ devaputtaṁ muñcitvā taramānarūpo yena Vepacitti asurindo ten’upasaṅkami. Upasaṅkamitvā saṁviggo lomahaṭṭajāto ekamantaṁ aṭṭhāsi. Ekamantaṁ ṭhitaṁ kho Rāhuṁ asurindaṁ Vepacitti asurindo gāthāya ajjhabhāsi.

Rồi Ràhu, vua A-tu-la, giải thoát cho Thiên tử Suriya. Như bị hốt hoảng, Ràhu đi đến Vepacitti, vua A-tu-la run sợ, lông tóc dựng ngược và đứng một bên. Và Vepacitti, vua A-tu-la, nói lên bài kệ cho Ràhu, vua A-tu-la, đang đứng một bên:

iv Kinnu santaramāno’va – Rāhu, Sūriyaṁ pamuñcasi? Saṁviggarūpo āgamma – Kinnu bhīto’va tiṭṭhasī’ti?

iv Vì sao, như hốt hoảng, Ràhu, thả Suriya, Ông đến, lòng run sợ, Ông đứng, tâm kinh hoàng?

Sattadhā me phale muddhā – Jīvanto na sukhaṁ labhe Buddhagāthābhigīto’mhi – No ce muñceyya Suriyan’ti.

Đầu con bể thành bảy, Đời con không hạnh phúc, Với lời kệ đức Phật, Nếu không thả Suriya

11. Kinh Dhajaggam: ĐẦU LÁ CỜ (Dhajagga Paritta [1])  

Tôi nghe như vầy:Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "-- Này các Tỷ-kheo." "-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn." Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một cuộc chiến dữ dội khởi lên giữa chư Thiên và các Asùra. Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka gọi chư Thiên ở Tam thập tam thiên:

" -- Này thân hữu, khi các Ông lâm chiến, nếu sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên; lúc ấy, các Ông hãy nhìn nơi đầu ngọn cờ của ta. Khi các Ông nhìn lên đầu ngọn cờ của ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược sẽ tiêu diệt.

Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của ta, thời hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt.

Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati, hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên cũng sẽ tiêu diệt.

Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna, hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt."

9 Này các Tỷ-kheo, khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên chủ Sakka, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược được khởi lên, có thể sẽ biến diệt và sẽ không biến diệt.

Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì Thiên chủ Sakka chưa đoạn diệt tham, chưa đoạn diệt sân, chưa đoạn diệt si, còn nhát gan, hoảng hốt, hoảng sợ, hoảng chạy. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói như sau: Này các Tỷ-kheo, khi các Ông đi vào rừng, đi đến gốc cây hay đi đến nhà trống, nếu run sợ, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, trong khi ấy hãy niệm nhớ đến Ta: "Ngài là Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn". Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến Ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, sẽ được tiêu diệt.

Nếu các Ông không niệm nhớ đến Ta, hãy niệm nhớ đến Pháp: "Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu. Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến Pháp, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.

Nếu các Ông không niệm nhớ đến Pháp, hãy niệm nhớ đến chúng Tăng: "Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Chánh hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như pháp hạnh, tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cúng dường, đáng được hiến dâng, đáng được bố thí, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời." Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến chúng Tăng, thời sợ hãi, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đã ly tham, ly sân, ly si, không nhát gan, không hoảng hốt, không hoảng sợ, không hoảng chạy.

Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói vậy xong, bậc Ðạo Sư nói tiếp:

Này các vị Tỷ-kheo,
Trong rừng hay gốc cây,
Hay tại căn nhà trống,
Hãy niệm bậc Chánh Giác.
Các Ông có sợ hãi,
Sợ hãi sẽ tiêu diệt.
Nếu không tư niệm Phật,
Tối thượng chủ ở đời,
Và cũng là Ngưu vương,
Trong thế giới loài Người,
Vậy hãy tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết.
Nếu không tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết,
Vậy hãy tư niệm Tăng,
Là phước điền vô thượng.
Vậy này các Tỷ-kheo,
Như vậy tư niệm Phật,
Tư niệm Pháp và Tăng,
Sợ hãi hay hoảng hốt,
Hay lông tóc dựng ngược,
Không bao giờ khởi lên.

Dhajagga Sutta

(The Discourse on the Crest of Banner)
- Protection against FEAR


Evam me sutam ekam samayam bhagava savatthiyam viharati jetavane anathapindikassa arame.

Tatra kho bhagava bhikkhu amantesi "bhikkhavo" ti, "bhaddante" ti te bhikkhu bhagavato paccassosum. bhagava etadavoca - bhutapubbam bhikkhave devasura sangamo samupabyulho ahosi. atha kho bhikkhave sakko devanamindo deve tavatimse amantesi - "sace marisa devanam sangamagatanam uppajjeyya bhayam va chambhitattam va lomahamso va, mameva tasmim samaye dhajaggam ullokeyyatha; mamam hi vo dhajaggam ullokayatam yam bhavissati bhayam va chambhitattam va lomahamso va, so pahiyissati.

No ce me dhajaggam ullokeyyatha, atha pajapatissa devarajassa dhajaggam ullokeyyatha. pajapatissa hi vo devarajassa dhajaggam ullokayatam yam bhavissati bhayam va chambhitattam va, lomahamso va, so pahiyissati.

No ce pajapatissa devarajassa dhajaggam ullokeyyatha, atha varunassa devarajassa dhajaggam ullokeyyatha, varunassa hi vo devarajassa dhajaggam ullokayatam yam bhavissati bhayam va chambhitattam va lomahamso va, so pahiyissati.

No ce varunassa devarajassa dhajaggam ullokeyyatha atha isanassa devarajassa dhajaggam ullokeyyatha; isanassa hi vo devarajassa dhajaggam ullokayatam yam bhavissati bhayam va chambhitattam va lomahamso va, so pahiyissatiti.

tam kho pana bhikkhave sakkassa va devanamindassa dhajaggam ullokayatam, pajapatissa va devarajassa dhajaggam ullokayatam , varunassa va devarajassa dhajaggam ullokayatam, isanassa va devarajassa dhajaggam ullokayatam, yam bhavissati bhayam va chambhitattam va lomahamso va, so pahiyethapi no pahiyetha.

Tam kissa hetu sakko hi bhikkhave devanamindo avitarago avitadoso avitamoho bhiru chambhi utrasi palayiti.

Ahanca kho bhikkhave evam vadami, sace tumhakam bhikkhave arannagatanam va rukkha mulagatanam va sunnagaragatanam va uppajjeyya bhayam va chambhitattam va lomahamso va, mameva tasmim samaye anussareyyatha -

Iti pi so bhagava araham, sammasambuddho, vijjacaranasampanno, sugato, lokavidu, anuttaro purisa dammasarathi, sattha devamanussanam, buddho, bhagava" ti.

Mamam hi vo bhikkhave anussaratam yam bhavissati bhayam va chambhitattam va lomahamso va, so pahiyissati.

No ce mam anussareyyatha, atha dhammam anussareyyatha -

Svakkhato bhagavata dhammo, sanditthiko, akaliko, ehipassiko, opaneyyiko, paccattam veditabbo vinnuhi ti.

Dhammam hi vo bhikkhave anussaratam yam bhavissati bhayam va chambhitattam va lomahamso va, so pahiyissati

No ce dhammam anussareyyatha, atha samgham anussareyyatha -

Suppatipanno bhagavato savakasamgho, ujuppatipanno bhagavato savakasamgho, nayappatipanno bhagavato savakasamgho, samicippatipanno bhagavato savakasamgho, yadidam cattari purisayugani attha purisapuggala; esa bhagavato savakasamgho, ahuneyyo, pahuneyyo, dakkhineyyo, anjalikaraniyo, anuttaram punnakkhettam lokassa ti.

Samgham hi vo bhikkhave anussaratam yam bhavissati bhayam va chambhitattam va lomahamso va, so pahiyissati.

Tam kissa hetu tathagato hi bhikkhave araham sammasambuddho vitarago vitadoso vitamoho abhiru achambhi anutrasi apalayiti.

Idamavoca bhagava, idam vatvana sugato athaparam etadavoca sattha

Aranne rukkhamuleva, sunnagare va bhikkhavo. anussaretha sambuddham, bhayam tumhaka no siya.

No ce buddham sareyyatha, lokajettham narasabham; atha dhammam sareyyatha, niyyanikam sudesitam.

No ce dhammam sareyyatha, niyyanikam sudesitam; atha samgham sareyyatha, punnakkhettam anuttaram.

Evam buddham sarantanam, dhammam samghanca bhikkhavo; bhayam va chambhitattam va, lomahamso na hessati.

Dhajagga Suttam Nitthitam.

Here ends the Discourse on the Crest of the Banner.

12. Những Yếu Tố Giác Ngộ (Maha Kassapa Thera Bojjhanga [1])  

Evaṁ me sutaṁ. Ekaṁ samayaṁ Bhagavā Rājagahe viharati veḷuvane Kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena āyasmā Mahākassapo Pipphaliguhāyaṁ viharati ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno.

Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Vương Xá, rừng Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ, Tôn giả Kassapa trú ở hang Pipphalì, bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh.

Atha kho Bhagavā sāyanhasamayaṁ paṭisallānā vuṭṭhito yenāyasmā Mahākassapo tenupasaṅkami. Upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi. Nisajja kho Bhagavā āyasmantaṁ Mahākassapaṁ etadavoca.

Rồi Thế Tôn, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Mahà Kassapa; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi xuống, Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Kassapa :

Kacci te Kassapa khamanīyaṁ? Kacci yāpanīyaṁ? Kacci dukkhā vedanā paṭikkamanti no abhikkamanti? Paṭikkamosānaṁ paññāyati no abhikkamo? ’ti.

- "Này Kassapa, Ông có kham nhẫn được chăng ? Ông có chịu đựng được chăng ? Có phải khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng ? Có phải có triệu chứng giảm thiểu, không có tăng trưởng?"

Na me Bhante khamanīyaṁ. Na yāpanīyaṁ. Bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti no paṭikkamanti. Abhikkamosānaṁ paññāyati no paṭikkamo’ti.

- Bạch Thế Tôn, con không thể kham nhẫn, con không thể chịu đựng. Khổ thọ kịch liệt tăng trưởng nơi con, không có giảm thiểu. Có triệu chứng tăng trưởng, không có giảm thiểu.

Satti’me Kassapa bojjhaṅgā mayā sammadakkhātā bhāvitā bahulīkatā abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṁvattan’ti. Katame satta?

Này Kassapa, bảy giác chi này do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Thế nào là bảy ?

i-Sati sambojjhaṅgo kho Kassapa, mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṁvattati.

i-Niệm giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn

ii-Dhammavicaya sambojjhaṅgo kho Kassapa, mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṁvattati.

ii-Trạch pháp giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

iii-Viriya sambojjhaṅgo kho Kassapa, mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sabodhāya nibbāṇāya saṁvattati.

iii-Tinh tấn giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. 

iv - Pīti sambojjhaṅgo kho Kassapa, mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṁvattati.

iv-Hỷ giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

v - Passaddhi sambojjhaṅgo kho Kassapa, mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṁvattati.

v-Khinh an giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

vi - Samādhi sambojjhaṅgo kho Kassapa, mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṁvattati.

vi - Định giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

vii - Upekkhā sambojjhaṅgo kho Kassapa, mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṁvattati.

vii-Xả giác chi, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Ime kho kassapa, satta bojjhaṅgā mayā sammadakkhātā bhāvitā bahulīkatā abhiññāya sambodhāya nibbāṇāya saṁvattantī’ti.

Bảy giác chi này, này Kassapa, do Ta chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

- Taggha Bhagava, bojjhaṅgā. Taggha Sugata, bojjhaṅgā’ti.

- Thật vậy, bạch Thế Tôn, chúng là giác chi. Thật vậy, bạch Thiện Thệ, chúng là giác chi.

Idama’voca Bhagavā. Attamano āyasmā Mahākassapo Bhagavato bhāsitaṁ abhinandi. Uṭṭhāhicā’yasmā Mahākassapo tamhā ābādhā. Tathā pahīnocā’yasmato Mahākassapassa so ābādho ahosī’ti.

Thế Tôn thuyết như vậy, Tôn giả Mahà Kassapa hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Và Tôn giả Mahà Kassapa được thoát khỏi bệnh ấy. Bệnh ấy của Tôn giả Mahà Kassapa được đoạn tận như vậy.

13. Những Yếu Tố Giác Ngộ (Maha Moggallana Thera Bojjhanga [1])  

Tôi nghe như vầy: Vào một dịp nọ, Đức Thế Tôn đang sống gần Rajagaha trong khu rừng tre, nơi kiếm ăn của những con sóc. Vào thời điểm đó, Đại đức Maha Moggallana đang sống trên Đồi Gijjhakuta (Đỉnh Kền kền) bị mắc bệnh, đang bị bệnh nặng. Sau đó, Đức Thế Tôn phát xuất từ sự cô độc của mình trong buổi đến thăm Đại đức Maha Moggallana và ngồi xuống một chỗ ngồi đã được chuẩn bị sẵn cho ngài. (Hoàn toàn giống như trong bài kinh trước, đổi từ "Maha Kassapa" thành "Maha Moggallana.")

14. Những Yếu Tố Giác Ngộ (Maha Cunda Thera Bojjhanga[1])  

Evam me sutam,
Như vầy tôi nghe:

ekam samayam Bhagavā Rājagahe viharati Veluvane Kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena Bhagavā ābādhiko hoti dukkhito bālhagilāno.

Một thời Thế Tôn ở Vương Xá, rừng Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc. Lúc bấy giờ, Thế Tôn bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh.

Atha kho āyasmā Mahācundo sāyanhasamayam, patisallānā vutthito yena Bhagavā ten’upasankami, upasankamitvā Bhagavantam abhivādetvā, ekamantam nisīdi.

Rồi Tôn giả Mahà Cunda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Ekamantam nisinnam kho āyasmantam Mahācundam Bhagavā etadavoca.

Thế Tôn nói với Tôn giả Mahà Cunda đang ngồi một bên :

Patibhantu tam Cunda bhojjhangā’ti.

- Này Cunda, hãy thuyết về giác chi.

Sattime bhante bhojjhangā Bhagavatā sammadakkhātā, bhāvitā, bahulīkatā abhiññāya, sambodhāya nibbānāya samvattanti.Katame satta?

Bạch Thế Tôn, có bảy giác chi này do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Thế nào là bảy ?

1. Sati-sambojjhango kho, bhante Bhagavatā sammadakkhāto, bhāvito, bahulīkato abhiññāya sambodhāya, nibbānāya, samvattati.

1. Bạch Thế Tôn, niệm giác chi do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

2. Dhamma-vicaya-sambojjhango kho, bhante Bhagavatā sammadakkhāto, bhāvito, bahulīkato abhiññāya sambodhāya, nibbānāya, samvattati.

ii. Bạch Thế Tôn, trạch pháp giác chi, do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

3. Viriya-sambojjhango kho, bhante Bhagavatā sammadakkhāto, bhāvito, bahulīkato abhiññāya sambodhāya, nibbānāya, samvattati.

iii. Bạch Thế Tôn, tinh tấn giác chi, do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

4. Pīti-sambojjhango kho, bhante Bhagavatā sammadakkhāto, bhāvito, bahulīkato abhiññāya sambodhāya, nibbānāya, samvattati.

iv. Bạch Thế Tôn, hỷ giác chi, do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

5. Passaddhi-sambojjhango kho, bhante Bhagavatā sammadakkhāto, bhāvito, bahulīkato abhiññāya sambodhāya, nibbānāya, samvattati.

v. Bạch Thế Tôn, khinh an giác chi, do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

6. Samādhi-sambojjhango kho, bhante Bhagavatā sammadakkhāto, bhāvito, bahulīkato abhiññāya sambodhāya, nibbānāya, samvattati.

vi. Bạch Thế Tôn, Định giác chi,do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

7. Upekkhā-sambojjhango kho, bhante Bhagavatā sammadakkhāto, bhāvito, bahulīkato abhiññāya sambodhāya, nibbānāya, samvattati.

vii. Bạch Thế Tôn, xả giác chi, do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Bạch Thế Tôn, bảy giác chi này do Thế Tôn chơn chánh thuyết giảng, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Ime kho, bhante, satta bojjhangā Bhagavatā sammadakkhātā, bhāvitā, bahulīkatā abhiññāya sambodhāya nibbānāya samvattanti’ti.

Bảy yếu tố giác ngộ này, bhante, đã được Đức Thế Tôn giảng giải và trau dồi và phát triển đầy đủ. Chúng dẫn đến sự hiểu biết hoàn hảo, sự chứng ngộ đầy đủ và đến Niết-bàn. "

Taggha, Cunda bojjhangā, taggha, Cunda bojjhangā’ti.

"Chắc chắn nhất Cunda, chúng là những nhân tố của sự giác ngộ. Chắc chắn nhất, Cunda, chúng là những nhân tố của sự ngộ."

Idamavo cāyasmā Mahācundo Samanuñño Satthā ahosi. Vutthāhi ca Bhagavā tamhā ābādhā tathā pahīno ca Bhagavato so ābādho ahosī ti.

Như vậy, Đại đức Maha Cunda đã nói, và Đạo sư đã chấp thuận điều đó. Bấy giờ Đức Thế Tôn khỏi bệnh, và nhờ đó mà sự đau đớn của Ngài biến mất.

15. Kinh Girimananda Thera (Girimananda Sutta[1])  

Tôi nghe như vầy:Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn giả Girimànanda bị bịnh, khổ đau, bị trọng bịnh. Rồi Tôn giả Ànanda đi đến Thế Tôn ; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ànanda bạch Thế Tôn :

-" Tôn giả Girimànanda, bạch Thế Tôn, bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Lành thay, nếu Thế Tôn đi đến Tôn giả Girimànanda, vì lòng từ mẫn."

- Này Ànanda, nếu Thầy đi đến Tỷ-kheo Girimànanda và đọc lên mười tưởng, thời sự kiện này có thể xảy ra : Tỷ-kheo Girimànanda sau khi được nghe mười tưởng bệnh của vị ấy có thể được thuyên giảm ngay lập tức !

"Thế nào là mười ?

Tưởng vô thường,
Tưởng vô ngã,
Tưởng bất tịnh,
Tưởng nguy hại,
Tưởng đoạn tận
Tưởng từ bỏ,
Tưởng đoạn diệt,
Tưởng nhàm chán đối với tất cả thế giới,
Tưởng vô thường trong tất cả hành,
Tương niệm hơi thở vô hơi thở ra.

i. Và này Ànanda, thế nào là tưởng vô thường ? Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo đi đến ngôi rừng, hay đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau : "Sắc là vô thường, thọ là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường." Như vậy vị ấy trú, tùy quán vô thường, trong năm thú uẩn này. Này Ànanda, đây gọi là tưởng vô thường.

ii. Và này Ànanda, thế nào là tưởng vô ngã ? Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau : "Mắt là vô ngã, các sắc là vô ngã ; tai là vô ngã, các tiếng à vô ngã ; mũi là vô ngã, các hương là vô ngã ; lưỡi là vô ngã, các vị là vô ngã ; thân là vô ngã, xúc là vô ngã ; ý là vô ngã, các pháp là vô ngã." Này Ànanda, đây gọi là tưởng vô ngã.

iii. Và này, thế nào là tưởng bất tịnh ? Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo quán sát thân này từ bàn chân trở lên, từ đỉnh tóc trở xuống, được da bao bọc, đầy những vật bất tịnh sai biệt như : "Trong thân này có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, dây gân, xương, tủy, thận, quả tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm (niêm dịch), mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, nước ở khớp xương, nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu". Như vậy, vị ấy trú quán bất tịnh trong thân này. Này Ànanda, đây gọi là tưởng bất tịnh.

iv. Và này Ànanda, thế nào là nguy hại ? Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, quán sát như sau : "Nhiều khổ là thân này, nhiều dự nguy hại. Như vậy trong thân này, nhiều lợi bệnh khởi lên. Ví như bệnh đau mắt, bệnh đau về tai, bệnh đau mũi, bệnh đau lưỡi, bệnh đau thân, bệnh đau đầu, bệnh đau vành tai, bệnh đau miệng, bệnh đau răng, bệnh ho, bệnh suyễn, bệnh sổ mũi, bệnh sốt, bệnh già yếu, bệnh đau yếu, bệnh đau bụng, bất tỉnh, kiết lỵ, bệnh đau bụng quặn, bệnh thổ tả, bệnh hủi, bệnh ung nhọt, bệnh ghẻ lở, bệnh ho lao, bệnh trúng gió, bệnh da, bệnh ngứa, bệnh da đóng vảy, bệnh hắc lào lang ben, bệnh ghẻ, bệnh huyết đảm (mật trong máu), bệnh đái đường, bệnh trĩ, bệnh mụt nhọt, bệnh ung thư ung loét, các bệnh khởi lên từ gió ; bệnh do hòa hợp các thể dịch sinh ra ; các bệnh do nghiệp thuần thục, lạnh, nóng, đói khát, đại tiện, tiểu tiện". Như vậy, vị ấy sống, quán sự nguy hại trong thân này. Này Ananda, đây gọi là các tưởng nguy hại.

v. Và này Ànanda, thế nào là tưởng đoạn tận ? Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo, không có chấp nhận dục tầm đã sanh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng ; không có chấp nhận sân tầm đã sanh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng ; không có chấp nhận hại tầm đã sanh, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng; không có chấp nhận các ác bất thiện pháp tiếp tục khởi lên, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không sanh trưởng. Này Ànanda, đây được gọi tưởng đoạn tận.

vi. Và này Ànanda, thế nào là từ bỏ ? Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, duy xét như sau : "Đây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, Niết bàn.

vii. Và này Ànanda, thế nào là tưởng đoạn diệt ? Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, suy xét như sau : "Đây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, Niết bàn".

viii. Và này Ànanda, thế nào là tưởng không ưa thích trong tất cả thế giới ? Ở đây, này Ànanda, phàm ở đời có những chấp thủ phương tiện, tâm quyết định, thiên kiến, tùy miên nào, Tỷ-kheo từ bỏ chúng, không ưa thích, không chấp thủ. Này Ànanda, đây gọi là tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế gian.

ix. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng vô thường trong tất cả hành ? Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo bực phiền, xấu hổ, nhàm chán đối với tất cả hành. Này Ànanda, đây gọi là vô thường trong tất cả hành.

x. Và này Ananda, thế nào là tưởng niệm hơi thở vào, hơi thở ra ? Ở đây, này Ànanda, Tỷ-kheo đi đến khu rừng hay đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng, để niệm trước mặt. Chánh niệm, vị ấy thở vô ; chánh niệm, vị ấy thở ra.

Thở vô dài, vị ấy rõ biết : "Tôi thở vô dài". Thở ra dài, vị ấy rõ biết : "Tôi thở vô ngắn" ; hay thở ra ngắn, vị ấy rõ biết : "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô, vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập..

An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập..

'Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô,' vị ấy tập; 'cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra,' vị ấy tập.

Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập..

"Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô, vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập..

"Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, Tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập..

Giải phóng tâm (khỏi nivaranas, hay các triền cái), tôi sẽ thở vô, 'vị ấy tập,' giải phóng tâm trí tôi sẽ thở ra, 'vị ấy tập; 'Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán đoạn tiệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán đoạn tiệt, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập..

Này Ànanda, đó là niệm hơi thở vô, hơi thở ra.Này Ànanda, nếu Thầy đi đến Tỷ-kheo Girimànanda và đọc lên mười tưởng này, sự kiện này có xảy ra : Tỷ-kheo Girimànanda, sau khi nghe mười tưởng này, bệnh của vị ấy được thuyên giảm ngay lập tức".

Rồi Tôn giả Ànanda, sau khi học thuộc từ Thế Tôn mười tưởng này, đi đến Tôn giả Girimànanda, sau khi đến, nói lên với Tôn giả Girimànanda mười tưởng này. Và Tôn giả Girimànanda, sau khi nghe mười tưởng này, bệnh của vị ấy được thuyên giảm ngay lập tức. Tôn giả Girimànanda, được thoát khỏi bệnh ấy. Được đoạn tận như vậy là chứng bệnh ấy của Tôn giả Girimànanda. Notes 1. Lit., fading.

16. Kinh Thôn Tiên (Isigili Sutta[1])  

Tôi nghe như vầy:Một thời Thế Tôn trú tại Rajagaha (Vương Xá), trên núi Isigili. Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo : "Này các Tỷ-kheo" – "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau :

– Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Vebhara (Phụ Trọng) này không ?.

– Thưa có thấy, bạch Thế Tôn.

– Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Vebhara này, một tên gọi khác. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Pandava (Bạch Thiện) này không ?

– Thưa có thấy, bạch Thế Tôn.

– Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Pandava này, một tên gọi khác. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Vepulla (Quảng Phổ) này không ?

– Thưa có thấy, bạch Thế Tôn.

– Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Vepulla này, một tên gọi khác. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Gijjhakuta (Linh Thứu) này không ?

– Thưa có thấy, bạch Thế Tôn.

– Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là một danh xưng khác cho núi Gijjhakuta này, một tên gọi khác. Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy núi Isigili này không ?

– Thưa có thấy, bạch Thế Tôn.

Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có năm trăm vị Độc Giác Phật sống trong một thời gian khá dài, trong núi Isigili này. Những vị ấy được thấy đi vào trong ngọn núi này (nhưng) khi đi vào rồi thời không được thấy nữa. Quần chúng thấy vậy nói như sau : "Ngọn núi này nuốt những ẩn sĩ ấy (Ime Isi gilatiti) nên được danh xưng là Isigili.

Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ kể tên các vị Độc Giác Phật; này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng tên các vị Độc Giác Phật. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói .

– Thưa vâng, bạch Thế Tôn: – Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau :

– Arittha (A-lợi-sá), này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. -Uparittha (Bà-lợi-sá) này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này -Tagarasikhi, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. -Yasassi, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. -Sudassana (Thiện Kiến), này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. -Piyadassi, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. -Gandhara, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. -Pindola, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. -Upasabha, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. -Nitha, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. -Tatha, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. -Sutava, này các Tỷ-kheo, là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này. -Bhavitatta, này các Tỷ-kheo là tên vị Độc Giác Phật đã trú lâu ngày trong núi Isigili này.

i. Chư hữu tình tinh hoa, Không khổ, không tham ái, Riêng tự mình chứng đắc, Chánh Đẳng Giác (vô thượng) Chư vị thượng thắng nhân, Vượt ngoài mũi tên bắn, Hãy lóng tai nghe kỹ, Ta sẽ xướng danh hiệu:

ii. Arittha, Uparittha, Tagarasikhi, Yasassi Sudassan, Phật Piyadassi Gandhara, Pindola, Upasabha, Nitha, Tatha, Sutava, Bhavitatta.

iii. Sumbha, Subha, Methula, Atthama, Athassumegha, Anigha, Sudatha Chư vị Độc Giác Phật, Đoạn trừ nguồn tái sanh. Hingu và Hinga Chư vị Đại Uy lực,

iv. Hai ẩn sĩ Jali Rồi đến Atthaka, Đức Phật Kosala, Tiếp đến Subahu. Ngài Upanemi, cả Ngài Nemi này, Ngài Santacitta, các Ngài bậc Chân thực, Sống như chân, ly trần, Cũng là bậc Hiền triết.

v. Kala, Upakala, Vijita, Jita Anga, Panga và Gutijjita Passi bỏ chấp thủ Căn rễ của khổ đau. Aparajita, đánh bại ma quân lực,

vi. Satthà, Pavatta, Sarabhanga, Lomahansa, Uccangamaya, Asita, Anasava, Manomaya đoạn trừ được nạn, Và Bandhuma, Tadadhimutta vô cấu uế, Và Ketuma.

vii. Ketumbaraga và Matanga Ariya, Accuta, Accutagama, Byamaka, Sumangala, Dabbila, Supatitthita Asayha, Khemabhirata và Sorata,

viii. Durannaya, Sangha, rồi đến Uccaya, Rồi đến ẩn sĩ Sayha, Với can đảm phi thường Ananda, Nanda, Upananda, Tất cả là mười hai. Bharadvaja thọ trì thân cuối cùng,

ix. Bodhi, Mahanama, kể cả Bharadvaja Thượng thắng, có chóp tóc và đẹp trai, Tissa, Upatissa, Upasidari Đã đoạn hữu kiết sữ, Và Sidari, đã đoạn trừ tham ái.

x. Đức Phật tên Mangala, Với tham được đoạn trừ, Usabha đã cắt lưới khổ căn. Upanita, vị chứng an tịnh đạo, Uposatha, Sundara, Saccanama,

xi. Jeta, Jayanta, Paduma, Uppala và Padumuttara, Rakkhita và Pabbata, Manatthaddha, Sobhita, Vitaraga, Và Đức Phật Kanha Với tâm được giải thoát.

xii. Những vị này, vị khác Là những bậc Độc Giác, Những bậc Đại Uy Lực, Đã đoạn nguồn tái sanh. Hãy đảnh lễ chư vị, Đại Ẩn sĩ vô lượng, Đã thắng mọi chiến trận, Đã đạt bát Niết-bàn.

17. Kinh Chuyển pháp luân (Dhammacakkappavattana Sutta [1])  

Bài Thuyết Pháp Đầu Tiên của Đức Phật

Trong bảy tuần ngay sau khi thành đạo, Đức Phật đã ngồi thiền định sưốt thời gian. Vào tuần thứ bảy, Ngài quyết định công bố giáo pháp (dhamma), Ngài đã nhận ra, cho năm nhà khổ hạnh năm vị Đạo Sĩ, anh em Kondanna (Kiều Trần Như), những người đã từng tu tập với Ngài để đạt được giác ngộ. Biết rằng họ đang sống tại Isipatana (Sarnath hiện đại), vẫn còn chìm trong sự khắc nghiệt không thể cứu vãn của thuyết khổ hạnh cực đoan, đạo sư rời Gaya, nơi Ngài đã đạt được giác ngộ, đến Varanasi, thành phố linh thiêng của Ấn Độ xa xôi. Ở đó tại vườn Lộc Uyển (Deer Park), Ngài đã nhập với họ.

Tôi nghe như vầy: Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi, tại Isipatana, chỗ Vườn Nai. Tại đấy, Thế Tôn bảo chúng năm Tỷ-kheo:

Có hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, một người xuất gia không nên thực hành theo. Thế nào là hai? Một là đắm say trong các dục (kàmesu), hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Hai là tự hành khổ mình, khổ đau, không xứng bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích. Tránh xa hai cực đoan này, này các Tỷ-kheo, là con đường Trung đạo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Và thế nào là con đường Trung đạo, này các Tỷ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đây là con đường trung đạo, này các Tỷ-kheo, do Như Lai chánh giác, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn.

Đây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.

Đây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, chính là ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.

Đây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước.

Đây là Thánh đế về Con Đường đưa đến Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Đây là Thánh đế về Khổ, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ cần phải liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ đã được liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

Đây là Thánh đế về Khổ tập, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ tập cần phải liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ tập đã được liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

Đây là Thánh đế về Khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ diệt cần phải liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Khổ diệt đã được liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

Đây là Thánh đế về Con Đường đưa đến khổ diệt, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Con Đường đưa đến khổ diệt cần phải liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp, từ trước Ta chưa từng nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. Đây là Thánh đế về Con Đường đưa đến khổ diệt đã được liễu tri, này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh.

Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, trong bốn Thánh đế này, với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy, tri kiến như thật không khéo thanh tịnh ở nơi Ta; thời này các Tỷ-kheo, cho đến khi ấy, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta không chứng tri đã chánh giác vô thượng Chánh Đẳng Giác. Và cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, trong bốn Thánh đến này, với ba chuyển và mười hai hành tướng như vậy, tri kiến như thật đã được khéo thanh tịnh ở nơi Ta; cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, trong thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta mới chứng tri đã chánh giác vô thượng Chánh Đẳng Giác. Tri kiến khởi lên nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta. Đây là đời sống cuối cùng, nay không còn tái sanh nữa".

Điều này Đức Thế Tôn đã nói. Nhóm năm vị Tỳ-kheo vui mừng, và họ cũng vui mừng vì những lời của Đức Thế Tôn.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Chúng năm Tỷ-kheo hoan hỷ, tín thọ lời Phật dạy. Trong khi lời dạy này được tuyên bố, Tôn giả Kondanna khởi lên pháp nhãn thanh tịnh, không cấu uế như sau: "Phàm vật gì được tập khởi, tất cả pháp ấy cũng bị đoạn diệt".

Và khi Pháp luân này được Thế Tôn chuyển vận như vậy, chư Thiên cõi đất này lớn tiếng nói lên: "Nay vô thượng Pháp luân này được Thế Tôn ở Ba-la-nại, chỗ chư Tiên đọa xứ, tại Vườn Nai, chuyển vận một Pháp luân chưa từng được ai chuyển vận, Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên, hay bất cứ một ai ở đời".

Sau khi được nghe tiếng của chư Thiên ở Tứ đại Thiên vương thiên, thời chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba... chư Thiên Yàmà... chư Thiên Tusità... chư Hóa lạc thiên... chư Tha hóa tự tại thiên... chư Thiên ở Phạm thiên giới lớn tiếng nói lên: "Nay vô thượng Pháp luân này được Thế Tôn ở Ba-la-nại, chỗ chư Tiên đọa xứ, tại Vườn Nai, chuyển vận... bất cứ một ai ở đời".

Như vậy, trong sát-na ấy, trong khoảnh khắc ấy, trong giây phút ấy, tiếng ấy lên đến Phạm thiên giới. Và mười ngàn thế giới chuyển động, rung động, chuyển động mạnh. Và một hào quang vô lượng, quảng đại phát chiếu ra ở đời, vượt quá uy lực chư Thiên.

Rồi Thế Tôn thốt lên lời cảm hứng sau đây: "Chắc chắn đã giác hiểu là Kondanna (Kiều-trần-như)! Chắc chắn đã giác hiểu là Kondanna!" Như vậy Tôn giả Kondanna được tên là Annàta Kondanna (A-nhã Kiều-trần-như).

Với việc công bố Giáo pháp, lần đầu tiên, và với sự cải đạo của năm nhà khổ hạnh, Vườn Lộc Uyển tại Isipatana đã trở thành nơi ra đời của Khoá Phật (Buddha-sasana), và Tăng đoàn, cộng đồng các nhà sư, đệ tử xuất gia.

Hoàng đế Asoka, 281 năm sau sự kiện này, đã hành hương đến thánh địa này và cho xây dựng nhiều tượng đài và cột kỷ niệm với kinh đô sư tử được dựng lên. Thủ đô này với bốn con sư tử tráng lệ hộ trì "Pháp luân", "Bánh xe Pháp", hiện nằm trong bảo tàng Sarnath, và ngày nay là quốc huy chính thức của Ấn Độ. Lễ hội “Dharma-Cakra” vẫn được duy trì ở Sri Lanka (Tích Lan).

Jawaharlal Nehru, cố thủ tướng Ấn Độ, viết: "Tại Sarnath gần Benares, tôi gần như được thấy Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên, và một số lời được ghi lại của ngài sẽ vang xa trong tôi suốt hai nghìn năm trăm năm. . Những cột đá có khắc chữ của Asoka sẽ nói với tôi bằng thứ ngôn ngữ tuyệt vời của họ và nói với tôi về một người, mặc dù là hoàng đế, nhưng vĩ đại hơn bất kỳ vị vua hay hoàng đế nào. " - Sự khám phá của Ấn Độ (The Signet Press, Calcutta), tr. 44.

18. Kinh Đại Hội (Maha-samaya Sutta[1])  

Như vầy tôi nghe:Một thời, Thế Tôn trú tại bộ lạc Sakka (Thích-ca), thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở Đại Lâm (Mahàvana), cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, tất cả đều là bậc A-la-hán. Và chư Thiên ở mười phương thế giới phần lớn cũng thường tập hội để chiêm ngưỡng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo.

Lúc bấy giờ, bốn vị Tịnh Cư thiên (Suddhàvàsa) suy nghĩ như sau: "Thế Tôn nay trú tại bộ lạc Sakka, thành Kapilavatthu, ở Đại Lâm, cùng với Đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, tất cả đều là bậc A-la-hán. Và chư Thiên ở mười phương thế giới phần lớn cũng thường tập hội để chiêm ngưỡng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo. Vậy chúng ta hãy đến tại chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong mỗi chúng ta sẽ đọc một bài kệ dâng lên Thế Tôn".^

Rồi chư Thiên ấy, nhanh như nhà lực sĩ duỗi cánh tay co lại, hay co cánh tay duỗi ra, biến mất từ Tịnh Cư thiên và hiện ra trước mặt Thế Tôn. Chư Thiên ấy đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Sau khi đứng một bên, một vị Thiên đọc bài kệ trước Thế Tôn:

Đại hội tại Đại Lâm Chư Thiên đồng tụ tập. Chúng con đến Pháp hội Đảnh lễ chúng Bất Thắng.

Rồi một vị Thiên khác cũng đọc lên một bài kệ trước Thế Tôn:

Tại đây chúng Tỷ-kheo Thiền định, tâm chánh trực. Như chủ xe nắm cương, Bậc trí hộ các căn.

Lại một vị Thiên khác cũng đọc lên một bài kệ trước Thế Tôn

Như khóa gãy, chốt tháo, Cửa trụ bị đào lên. Sống thanh tịnh, có mắt Như voi khéo điều phục.

Lại một vị Thiên khác cũng đọc lên một bài kệ trước Thế Tôn

Những ai quy y Phật, Sẽ không đọa ác thú, Sau khi bỏ thân người, Sẽ sanh làm chư Thiên.

Rồi Thế Tôn nói với các vị Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo, phần lớn chư Thiên mười phương thế giới tụ họp để chiêm ngưỡng Thế Tôn và chúng Tỷ-kheo. Này các Tỷ-kheo, những vị nào trong thời quá khứ đã là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, những vị này được một Thiên chúng tối thắng tụ hội xung quanh, như Ta hiện nay vậy. Này các Tỷ-kheo, những vị nào trong thời vị lai sẽ là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, những vị này cũng sẽ được một Thiên chúng tối thắng tụ hội xung quanh, như Ta hiện nay vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ tuyên bố danh tánh của chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ cáo tri danh tánh của chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng danh tánh của chư Thiên. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

5-6. Bài kệ Ta sẽ giảng Chư Thiên trú Thiên giới, Những vị trú hang núi, Tâm tịnh, an thiền định. Như sư tử, tuy nằm Làm hoảng sợ quần sanh, Tâm tư thuần tịnh bạch, Trong sáng, không cấu uế.

7. Biết hơn năm trăm vị, Họp tại Ca-tỳ-la Bậc Đạo Sư thuyết giảng Chúng đệ tử thích nghe:

8. "Các Tỷ-kheo, hãy xem Chư Thiên chúng đến gần". Nghe lời dạy đức Phật Đại chúng nhiệt tình xem.

9. Và hiện rõ ra trước chúng Thấy rõ hàng phi nhân Kẻ thấy trăm thiên thần, Ngàn thần, và hơn nữa. Kẻ thấy bảy mươi ngàn Toàn các bậc phi nhân.

10. Kẻ thấy vô lượng vị, Cùng khắp mọi phương hướng.

11. Với pháp nhãn thấy rõ Và phân biệt tất cả Bậc Đạo Sư thuyết giảng, Chúng đệ tử thích nghe:

12. "Các Tỷ-kheo hãy xem, Chư Thiên chúng đến gần". Ta sẽ theo thứ lớp Thuyết kệ cho người nghe.

13. Bảy ngàn loại Dạ-xoa Trú tại Ca-tỳ-la, Có thần lực hào quang, Có sắc tướng, danh xưng, Hoan hỷ đến rừng này, Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

14. Sáu ngàn từ Tuyến Sơn Dạ-xoa đủ sắc mặt Có thần lực, hào quang, Có sắc tướng, danh xưng, Hoan hỷ đến rừng này, Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo

15. Ba ngàn từ Sàtà, Dạ-xoa đủ sắc mặt, Có thần lực, hào quang, Có sắc tướng, danh xưng, Hoan hỷ đến rừng này, Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

16. Như vậy mười sáu ngàn Dạ-xoa đủ sắc mặt, Có thần lực, hào quang, Có sắc tướng, danh xưng, Hoan hỷ đến rừng này, Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

17. Năm trăm từ Vessà Dạ-xoa đủ sắc mặt, Có thần lực, hào quang, Có sắc tướng, danh xưng, Hoan hỷ đến rừng này,

18. Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo. Kumbhira, Vương Xá, Trú tại Vepulla, Hơn trăm ngàn Dạ-xoa, Hầu hạ vây xung quanh. Kumbhira, Vương Xá Cũng đến họp rừng này.

19-20. Vua Dhatarattha (Trì Quốc Thiên vương) Trị vì tại phương Đông, Chúa tể Càn-thát-bà Bậc đại vương danh tiếng. Vị này có nhiều con, Đại lực, tên Inda Có thần lực, hào quang, Có sắc tướng, danh xưng, Hoan hỷ đến rừng này Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

21-22. Quốc vương Virùlha (Tăng Trưởng Thiên vương). Trị vì tại phương Nam, Chúa tể Cưu-bàn-trà (Kumbhanda) Bậc đại vương danh tiếng, Vị này có nhiều con, Đại lực, tên Inda Có thần lực, hào quang. Có sắc tướng, danh xưng, Hoan hỷ đến rừng này Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo. Vua Virùpakkha, (Quảng Mục Thiên vương)

23-24. Trị vì tại phương Tây, Chúa tể loài Nàgà Bậc đại vương danh tiếng. Vị này có nhiều con Đại lực, tên Inda, Có thần lực, hào quang, Có sắc tướng, danh xưng, Hoan hỷ đến rừng này, Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

25-26. Quốc vương Kuvera, (Đa Văn Thiên vương) Trị vì tại phương Bắc, Chúa tể, loài Dạ-xoa, Bậc đại vương, danh tiếng. Vị này có nhiều con, Đại lực, tên Inda, Có thần lực, hào quang, Có sắc tướng, danh xưng, Hoan hỷ đến rừng này, Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

27-28. Trì Quốc vương, phương Đông Tăng Trưởng vương, phương Nam Quảng Mục vương, phương Tây, Đa Văn vương, phương Bắc, Bốn bậc đại vương này, Khắp cả bốn phương trời, Cùng đứng, chói hào quang, Khắp rừng Ca-tỳ-la.

29. Cũng đến các bộ hạ, Giả dối và xảo quyệt, Màyà, Kutendu, Vetandu, Vitu,

30. Vituca, Candana, Kàmasettha, Kinnughandu, Nighandu chín vị đến. Panàda, Opamanna, Màtdi, (người đánh xe chư Thiên).

31. Càn-thát-bà Cittasena; Vua Nala, Janesabha Pancasikha, Timbarù, Suriyavaccasà cũng đến. Như vậy cả Cua chúa,

32. Cùng với Càn-thát-bà, Hoan hỷ đến rừng này, Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo!

33. Tà Nàbhasa, Vesàli, Tacchakà, Các Nàgà cũng đến. Kambala, Assatara, Pàyàgà, Cũng đến với quyến thuộc.

34. Các Nàgà có danh tiếng, Dhatarattha và Yàmunà cũng đến. Eravana, Long vương,

35. Cũng đến tại ngôi rừng. Những thiên điểu nhị sanh, Với cặp mắt thanh tịnh, Mãnh liệt chống Long vương, Nay bay đến ngôi rừng. Tên chúng là Citrà, Và tên Supannà.

36. Long vương không sợ hãi, Nhờ ơn Phật an toàn Với những lời nhẹ nhàng, Chúng tự khuyên bảo nhau, Nàgà, Supannà (Kim Sí điểu) Đều đến quy y Phật.

37. Asura ở biển, Bị sét Kim Cang thủ, Anh của Vàsava, Có thần lực danh xưng.

38. Kàlakanjà, dị hình, (Tu-la) Dànaveghasà, Vepacitti Cùng với Sucitti, Với Pahàràda, ác quỷ Namucì.

39. Cùng con của Bali, Đặt tên Veroca. Huy động toàn quân lực, Dâng cho vị thủ lãnh. Ràhu nói: "Mong thay Pháp hội được an toàn. Phó hội chúng Tỷ-kheo Đều đến tại rừng này".

40. Thần nước, đất, lửa, gióa, Cũng đến Varunà, Với thủy tộc, Soma, Cả Yasa cũng đến. Chư Thiên Từ Bi sanh

41-42. Có danh xưng cũng đến Mười vị thiên tộc này Dung mạo thật dị biệt, Có thần lực, hào quang, Có sắc tướng, danh xưng, Hoan hỷ đến rừng này, Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

43. Venhù, Sahali, Asamà, Yamà, Chư Thiên thuộc Nguyệt tộc,

44. Vị thủ lãnh cũng đến. Chư Thiên thuộc Nhật tộc Vân thần tên Manda, Quần tinh vị thủ lãnh Vàsava, Vasù

45. Thần Sakka cũng đến. Mười vị Thiên tộc này, Dung mạo thật dị biệt, Có thần lực, hào quang, Có sắc tướng, danh xưng. Hoan hỷ đến rừng này, Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

Sahavhù cũng đến, Với đầu lửa đỏ rực, Aritthakà, Rojà, Như bông hoa Ummà

48-49. Varunà, Sahadhammà, Accutà, Anejakà Sùleyya-rucirà, Vàsavanesi cũng đến. Mười vị Thiên tộc này, Dung mạo thật dị biệt Có thần lực, hào quang, Có sắc tướng, danh xưng, Hoan hỷ đến rừng này, Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

50. Samànà, Mahàsamànà, Mànusà, Mànusuttamà, Khiddà-padùsikà, Mano-padùsikà

51. Harayo, Lohita-vàsino, Pàragà, Mahà-Pàragà Có danh xưng cũng đến.

52. Mười vị Thiên tộc này, Dung mạo thật dị biệt Có thần lực, hào quang, Có sắc tướng, danh xưng, Hoan hỷ đến rừng này, Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

53. Sukkà, Karumhà, Arunà, Veghanasà Odàta-gayhà, Vicakkhanà cũng đến,

54. Sadàmattà, Hàragaja, Missakà có danh xưng cũng đến. Pajjunna thần sét, Làm mưa khắp mọi phương.

55. Mười vị Thiên tộc này, Dung mạo thật dị biệt, Có thần lực hào quang, Có sắc tướng, danh xưng Hoan hỷ đến rừng này, Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

56. Khemiyà, Tusità, Yamà, Danh xưng Katthakà, Lambitakà, Thủ lãnh các Làmà, Joti-nàmà, Àsava, Tha Hóa Tự tại thiên, Hóa Lạc thiên cũng đến.

57-58. Mười vị thiên tộc này, Dung mạo thật dị biệt, Có thần lực, hào quang, Có sắc tướng, danh xưng Hoan hỷ đến rừng này, Chiêm ngưỡng chúng Tỷ-kheo.

Sáu mươi Thiên chúng này, Với diện mạo dị biệt, Theo danh tộc chúng đến, Cũng nhiều vị khác nữa. Nói rằng: "Sanh đã tận, Then cài không còn nữa. Bộc lưu đã vượt qua, Đã thành bậc Vô Lậu. Chúng con thấy vị ấy, Như voi vượt bộc lưu, Như trăng thoát mây tối"

60. (Các vị Phạm Thiên đến nói:) "'Hãy để chúng ta xem (Tăng đoàn, các vị A-la-hán), những người đã siêu sinh, những người đã loại bỏ phiền não (tham, sân và si mê), những người đã vượt qua bốn dòng ( về lạc thú, trở thành, tà kiến và vô minh), [14] thoát khỏi tai ách. (Chúng ta cũng hãy nhìn thấy Đức Phật), người đã vượt qua suối, người được gọi là Naga (theo nghĩa là người không phạm tội ác) [ 15] và sáng như trăng khuyết. '

Các Phạm thiên Subrahma và Paramatta, đến (cùng với các Phạm thiên khác), những người sở hữu quyền năng iddhi, và các con trai (đệ tử của Đức Phật). Brahmas Sanankumara và Tissa cũng đến khu rừng (để xem hội chúng của các nhà sư).

62-63Subrahmà, Paramatta, Con các vị thần lực, Sanamkumàra Tissa, Đến hội tại ngôi rừng. Đại Phạm thiên, chúa tể, Ngự trị ngàn Phạm giới, Thác sanh có hào quang, Dị hình có danh xưng, Mười đấng Tự Tại đến, Ngự trị mỗi mỗi cõi, Giữa vị này Hàrita, Cũng đến với đồ chúng.

64. Tất cả đều cùng đến, Với Inda, Phạm thiên, Ma quân cũng tiến đến, Xem Hắc quỷ ngu si. "Hãy đến và bắt trói, Những ai bị tham triền,

65. Hãy bao vây bốn phía, Chớ để ai thoát ly!" Như vậy Đại Tướng quân, Truyền lệnh đoàn Hắc quỷ,

66-67Với bàn tay vỗ đất, Tiếng dội vang khiếp đảm. Như trong cơn giông tố, Sấm chớp và mưa rào, Nó liền thối quân lui, Phẫn nộ nhưng bất lực.

68. Với pháp nhãn thấy rõ, Và phân biệt tất cả, Bậc Đạo Sư thuyết giảng,

69. Chúng đệ tử thích nghe: "Ma quân đã tiến đến; Tỷ-kheo hãy biết chúng". Nghe lời dạy đức Phật, Đại chúng tâm nhiệt tình. Kẻ thù đã bỏ đi, Xa vô tham, vô úy.

70. Tất cả đều chiến thắng, Vô úy và vô xưng! Đệ tử những vị này, Danh xưng, tâm hoan hỷ.

19. Kinh Alavaka (Alavaka Sutta[1])  

Tôi nghe như vầy:


Tôi nghe như vầy: Một thời Thế Tôn trú ở Alavi, tại trú xứ của Dạ-xoa Alavakka. Rồi Dạ-xoa Alavaka nói với Thế Tôn: -- Này Sa-môn, hãy đi ra! -- Lành thay, Hiền giả. Thế Tôn nói và đi ra.

-- Này Sa-môn, hãy đi vào. -- Lành thay, Hiền giả. Thế Tôn nói và đi vào

Lần thứ hai, Dạ-xoa Alavaka nói với Thế Tôn: -- Này Sa-môn, hãy đi ra. -- Lành thay, Hiền giả. Thế Tôn nói và đi ra.

-- Này Sa-môn, hãy đi vào. -- Lành thay, Hiền giả. Thế Tôn nói và đi vào.

Lần thứ ba, Dạ-xoa Alavaka nói với Thế Tôn: -- Này Sa-môn, hãy đi ra. -- Lành thay, Hiền giả. Thế Tôn nói và đi ra.

-- Này Sa-môn, hãy đi vào. -- Lành thay, Hiền giả. Thế Tôn nói và đi vào.

Lần thứ ba, Dạ-xoa Alavaka nói với Thế Tôn: -- Này Sa-môn, hãy đi ra. -- Này Hiền giả, Ta không đi ra. Hãy làm gì Ông nghĩ là phải làm.

-- Này Sa-môn, ta sẽ hỏi Ông một câu hỏi. Nếu Ông không trả lời ta được, ta sẽ làm tâm Ông điên loạn, hay ta làm Ông bể tim, hay nắm lấy chân, ta sẽ quăng Ông qua bờ bên kia sông Hằng.

-- Này Hiền giả, Ta không thấy một ai, ở thế giới chư Thiên, Ma giới hay Phạm thiên giới, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người có thể làm tâm Ta điên loạn, hay làm bể tim Ta hay nắm lấy chân, quăng Ta qua bờ bên kia sông Hằng. Tuy vậy, này Hiền giả, hãy hỏi đi như Ông muốn.

Sau đó Alavaka hỏi Đức Thế Tôn với bài kệ:

(Dạ-xoa):


Cái gì đối người đời,

Là tài sản tối thượng?

Cái gì khéo hành trì,

Ðem lại chơn an lạc?

Cái gì giữa các vị,

Là vị ngọt tối thượng?

Phải sống như thế nào,

Ðược gọi sống tối thượng?


10) (Thế Tôn):


Lòng tin đối người đời,

Là tài sản tối thượng.

Chánh pháp khéo hành trì,

Ðem lại chơn an lạc.

Chân lý giữa các vị,

Là vị ngọt tối thượng.

Phải sống với trí tuệ,

Ðược gọi sống tối thượng.


11) (Dạ-xoa):


Làm sao vượt bộc lưu?

Làm sao vượt biển lớn?

Làm sao siêu khổ não?

Làm sao được thanh tịnh?


12) (Thế Tôn):


Với tín, vượt bộc lưu.

Không phóng dật, vượt biển.

Tinh tấn, siêu khổ não.

Với Trí, được thanh tịnh.


13) (Dạ-xoa):


Làm sao được trí tuệ?

Làm sao được tài sản?

Làm sao đạt danh xưng?

Làm sao kết bạn hữu?

Ðời này qua đời khác,

Làm sao không sầu khổ?

            

(Thế Tôn):


Ai tin tưởng Chánh pháp

Của bậc A-la-hán,

Pháp ấy khiến đạt được,

Niết-bàn (chơn an lạc),


Khéo học, không phóng dật,

Minh nhãn khéo phân biệt,

Nhờ hành trì như vậy,

Vị ấy được trí tuệ.


Làm gì khéo thích hợp,

Gánh vác các trách nhiệm,

Phấn chấn, thích hoạt động,

Như vậy được tài sản,


Chơn thật đạt danh xưng,

Bố thí kết bạn hữu,

Ðời này qua đời khác,

Như vậy không sầu khổ.

Tín nam gia chủ nào,

Tìm cầu bốn pháp này,

Chơn thực và chế ngự,

Kiên trì và xả thí,

Vị ấy sau khi chết,

Không còn phải sầu khổ.

Ðời này qua đời khác,

Sau chết, không sầu khổ.

Ta muốn Ông đến hỏi,

Sa-môn, Bà-la-môn,

Có những pháp nào khác,

Tốt hơn bốn pháp này:

Chơn thực và chế ngự,

Xả thí và kham nhẫn.

            

15) (Dạ-xoa):


Làm sao nay ta hỏi,

Sa-môn, Bà-la-môn,

Khi nay ta được biết,

Nguyên nhân của đời sau.

Phật đến Alavi,

Thật lợi ích cho ta.

Nay ta được biết rõ,

Cho gì được quả lớn.

Làng này qua làng khác,

Thành này qua thành khác,

Ðảnh lễ Phật Chánh Giác,

Cùng đảnh lễ Chánh pháp,

Các vị chứng Pháp tánh.

Sau khi nói như vậy, Alavaka thưa với Đức Thế Tôn:

"Thật tuyệt với, Thưa Tôn Giả Gotama, là lời dạy của Ngài, tuyệt vời nhất. Giống như con người dựng đứng những gì bị lật ngược, tiết lộ những gì được che giấu, dẫn đường cho một kẻ lạc lối, mang một ngọn đèn dầu vào bóng tối để những người có mắt có thể nhìn thấy các vật thể; ngay cả như vậy Giáo pháp (giáo lý) đã được tuyên bố theo nhiều cách bởi Tôn giả Gotama. Tôn giả Gotama nhận tôi làm đệ tử đã quy y, kể từ ngày này trở đi trong khi tuổi thọ vẫn còn. "

20. Kinh Cày Ruộng (Kasibharadvaja Sutta[1])  

Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Magadha, trên núi Nam Sơn, tại làng Bà-la-môn tên Ekanàlà. Lúc bấy giờ là thời gian gieo mạ, và Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja sắp đặt sẵn sàng khoảng năm trăm lưỡi cày. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến nông trường của Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja. Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja đang phân phát đồ ăn. Thế Tôn đi đến chỗ phân phát đồ ăn, rồi đứng một bên. Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja thấy Thế Tôn đang đứng một bên để khất thực, thấy vậy, bèn nói với Thế Tôn:

Này Sa-môn, tôi cày và tôi gieo mạ; sau khi cày và gieo mạ, tôi ăn. Này Sa-môn, Ông có cày và gieo mạ không; sau khi cày và gieo mạ, Ông ăn?

Này Bà-la-môn, Ta cũng có cày và gieo mạ, sau khi cày và gieo mạ, Ta ăn.

Nhưng chúng tôi không thấy cái ách, cái cày, cái lưỡi cày, cái gậy đâm, hay các con bò đực của Tôn giả Gotama. Tuy vậy Tôn giả Gotama lại nói như sau: "Này Bà-la-môn, Ta cũng có cày và gieo mạ, sau khi cày và gieo mạ, Ta ăn".

Rồi Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja nói lên bài kệ với Thế Tôn:

"1. Ông nói là nông phu, Ta không thấy Ông cày, Người nông phu được hỏi, Hãy lên tiếng trả lời, Sao chúng tôi biết được, Ông thật sự có cày?"

Đức Thế Tôn:


Lòng tin là hạt giống, Khổ hạnh là mưa móc, Trí tuệ đối với Ta, Là cày và ách mang, Tàm quý là cán cày, Ý căn là dây cột,

Chánh niệm đối với Ta, Là lưỡi cày, gậy đâm. Thân hành được hộ trì, Khẩu hành được hộ trì Đối với các món ăn, Bụng Ta dùng vừa phải, Ta nhổ lên (tà vạy),

Với chơn lý sự thật, Hoan hỷ trong Niết-bàn Là giải thoát của Ta. Tinh tấn đối với Ta, Là khả năng mang ách, Đưa Ta tiến dần đến, An ổn khỏi ách nạn,

Đi đến, không trở lui, Chỗ Ta đi, không sầu. Như vậy, cày ruộng này, Đưa đến quả bất tử, Sau khi cày cày này, Mọi đau khổ được thoát.

Sau đó, Bà la môn Kasibharadvaja đổ đầy một cái bát vàng bằng gạo sữa dâng lên Đức Thế Tôn và nói rằng: "Xin Tôn giả Gotama được chia phần gạo sữa này; thực sự là một người thợ cày, chính là Tôn giả Gotama, người đã cày một cái cày để đạt được quả vị Bất thối chuyển (Nibbana).

[Thế Tôn:]

6. Ta không có hưởng thọ, Vì tụng hát kệ chú, Thường pháp không phải vậy, Đối vị có tri kiến. Chư Phật đã loại bỏ, Tụng hát các kệ chú, Chơn thật đối với Pháp, Sở hành là như vậy.

7. "Bậc Đại Sĩ vẹn toàn, Cúng dường phải khác biệt, Đoạn tận các lậu hoặc, Trạo hối được lắng dịu, Với những bậc như vậy, Cơm nước phải cúng dường. Thật chính là phước điền, Cho những ai cầu phước.."

"Bà La Môn, trong thế giới của chư Thiên, Maras và Brahmas hoặc trong số thế hệ ẩn dật, brahmanas, các vị Chư Thiên và con người, không có ai cơm sữa này, nếu ăn, có thể được tiêu hóa hoàn toàn ngoại trừ Như Lai ( Phật), hoặc đệ tử của Như Lai. Vì vậy, hãy bỏ cơm sữa này vào nơi không có cỏ, hoặc xuống nước nơi không có sinh vật sống.

Sau đó, vị bà la môn đổ cơm sữa đó vào nước nơi không có sinh vật nào sống, và cơm sữa ném vào nước bốc khói và sôi tạo ra tiếng ồn "cicchita, citicita," giống như lưỡi cày được đốt nóng vào ban ngày, khi ném vào nước, sôi lên và hơi nước tạo ra tiếng ồn "cicchita, citicita."

Bấy giờ, bà la môn Kasibharadvaja, hoảng hốt, tóc dựng đứng, đến gần, gục đầu dưới chân Đức Thế Tôn và nói như sau.

Thật là tuyệt vời, Tôn giả Gotama, lời dạy của Ngài, thật là tuyệt vời. Giống như con người dựng đứng những gì bị lật ngược, tiết lộ những gì bị che giấu, chỉ đường cho một kẻ lạc lối, mang đèn dầu vào bóng tối để những người có mắt có thể nhìn thấy các vật thể, ngay cả Giáo pháp (giáo lý) đã như vậy. đã tuyên bố theo nhiều cách của Tôn giả Gotama. Con xin quy y Tôn giả Gotama (Đức Phật), trong Giáo pháp và trong Tăng đoàn (Tăng đoàn). Con xin được thọ giới Sa di (pabbajja) và thọ giới cao hơn (upasampada). "

Bà La Môn Kasibharadvaja đã được thọ giới pabbajja và upasampada từ Đức Thế Tôn. Không lâu sau khi Bharadvaja đáng kính ở một mình và xa cách, siêng năng, vất vả và kiên quyết, từ lâu, bằng sự sáng suốt của chính mình, ở đây và bây giờ, đã nhận ra và đạt được sự hoàn hảo cao nhất (quả vị A la hán), sự kết thúc của Đời sống Cao quý - cho lợi ích của việc những người đàn ông của một gia đình tốt ra khỏi nhà để sống cuộc sống không gia đình. Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa'. Tôn giả Bharadvaja trở thành một trong những vị A la hán.

21. Kinh Bại Vong (Parabhava Sutta[1])  

Sau khi nghe bài giảng về Phước lành (kinh Hạnh Phúc, xem ở trên) đề cập đến những điều có xu hướng đến sự hao mòn và thịnh vượng của con người, các vị thần tự nghĩ: “Đức Phật đã nói với chúng ta về những phước lành nhưng không nói về sự xuống dốc và suy tàn của con người; điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đến gần Đức Phật và chất vấn Ngài về những điều có xu hướng sụp đổ. " Vì vậy, một ngày sau khi được Đức Phật giảng dạy về Phước lành, các vị thần đã đến gặp Đạo sư và hỏi những câu hỏi này. (Comy)

Như vầy tôi nghe:Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi một Thiên nhơn, sau khi đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên nhân ấy bạch Thế Tôn với những bài kệ:

1. Thiên nhân: Về bại vong con người, Con hỏi Gotama, Con đến hỏi Thế Tôn, Cửa vào của bại vong?

2. Thế Tôn: Thật dễ hiểu thành công, Thật dễ hiểu bại vong, Ưa mến pháp, thành công, Thù ghét pháp bại vong.

3. Thiên nhân: Như vậy, chúng con rõ, Thứ nhất về bại vong, Thứ hai, mong Ngài nói, Cửa vào của bại vong?

4. Thế Tôn: Ai mến kẻ bất thiện, Không ái luyến bậc thiện, Thích pháp kẻ bất thiện, Chính cửa vào bại vong.

5. Chúng con hiểu điều này như Ngài đã giảng dạy; đây là nguyên nhân thứ hai khiến anh ta bại vong. Bạch Đức Thế Tôn, hãy nói cho chúng con biết điều thứ ba. Nguyên nhân dẫn đến sự bại vong ?.

6. Người tánh ưa thích ngủ, Thích hội chúng, thụ động, Biếng nhác, thường phẫn nộ, Chính cửa vào bại vong.

Chúng con hiểu điều này như Ngài đã giảng dạy; đây là nguyên nhân thứ ba khiến bại vong. Bạch Đức Thế Tôn, hãy nói cho chúng con biết điều thứ tư. Nguyên nhân dẫn đến sự bại vong ?

8. Ai với mẹ hay cha, Già yếu, tuổi trẻ hết, Tuy giàu không giúp đỡ, Chính cửa vào bại vong.

9. Chúng con hiểu điều này như Ngài đã giảng dạy; đây là nguyên nhân thứ tư khiến bại vong. Bạch Đức Thế Tôn, hãy nói cho chúng con biết điều thứ năm. Nguyên nhân dẫn đến sự bại vong

Ai nói dối lường gạt, Sa-môn, Bà-la-môn, Hay các khất sĩ khác, Chính cửa vào bại vong.

11. Chúng con hiểu điều này như Ngài đã giảng dạy; đây là nguyên nhân thứ năm khiến bại vong. Bạch Đức Thế Tôn, hãy nói cho chúng con biết điều thứ sáu. Nguyên nhân dẫn đến sự bại vong

12. Người giàu có tài sản, Có vàng bạc thực vật, Hương vị ngọt một mình, Chính cửa vào bại vong.

13. Chúng con hiểu điều này như Ngài đã giảng dạy; đây là nguyên nhân thứ năm khiến bại vong. Bạch Đức Thế Tôn, hãy nói cho chúng con biết điều thứ sáu. Nguyên nhân dẫn đến sự bại vong

14. Người tự hào về sanh, Về tài sản dòng họ, Khinh miệt các bà con, Chính cửa vào bại vong.

15. Chúng con hiểu điều này như Ngài đã giảng dạy; đây là nguyên nhân thứ bảy khiến bại vong. Bạch Đức Thế Tôn, hãy nói cho chúng con biết điều thứ tám. Nguyên nhân dẫn đến sự bại vong

16. Người đắm say nữ nhân, Ðắm say rượu, cờ bạc, Hoang phí mọi lợi đắc, Chính cửa vào bại vong.

17. Chúng con hiểu điều này như Ngài đã giảng dạy; đây là nguyên nhân thứ tám khiến bại vong. Bạch Đức Thế Tôn, hãy nói cho chúng con biết điều thứ chín. Nguyên nhân dẫn đến sự bại vong

18. Không vừa đủ vợ mình, Ðược thấy giữa dâm nữ, Ðược thấy với vợ người, Chính cửa vào bại vong.

19. Chúng con hiểu điều này như Ngài đã giảng dạy; đây là nguyên nhân thứ chín khiến bại vong. Bạch Đức Thế Tôn, hãy nói cho chúng con biết điều thứ mười. Nguyên nhân dẫn đến sự bại vong

20. Người tuổi trẻ đã qua, Cưới cô vợ vú tròn, Ghen nàng không ngủ được, Chính cửa vào bại vong.

21. Chúng con hiểu điều này như Ngài đã giảng dạy; đây là nguyên nhân thứ mười khiến bại vong. Bạch Đức Thế Tôn, hãy nói cho chúng con biết điều thứ mười một. Nguyên nhân dẫn đến sự bại vong

22. Ðàn bà, hay đàn ông, Rượu chè, tiêu hoang phí, Ðược địa vị quyền thế, Chính cửa vào bại vong.

23. Chúng con hiểu điều này như Ngài đã giảng dạy; đây là nguyên nhân thứ mười một khiến bại vong. Bạch Đức Thế Tôn, hãy nói cho chúng con biết điều thứ mười hai. Nguyên nhân dẫn đến sự bại vong

24. Tài sản ít, ái lớn, Sanh gia đình hoàng tộc, Ở đây muốn trị vì, Chính cửa vào bại vong.

25. "Nhận ra đầy đủ (mười hai) nguyên nhân dẫn đến sự bại vong, nhà hiền triết, được trời phú cho trí tuệ ariyan, chia sẻ một cảnh giới Niết-bàn (Nibbana).

22. Kinh Kẻ Bần Tiện (Vasala Sutta[1])  

Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvathi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực. Lúc bấy giờ, tại trú xứ của Bà-la-môn Aggikabhàradvàja, lửa tế lễ được đốt cháy, đồ cúng dường được dâng cao. Rồi Thế Tôn, trong khi thứ lớp khất thực ở Sàvatthi, đi đến trú xứ của Bà-la-môn Aggibhàradvàja. Bà-la-môn Aggibhàradvàja thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy bèn nói với Thế Tôn: - Ở đây kẻ trọc đầu, ở đây kẻ Sa-môn ti tiện, ở đây kẻ bần tiện, hãy đứng lại. Khi được nói vậy, Thế Tôn nói với Bà-la-môn Aggibhàradvàja: - Này Bà-la-môn, Người có biết người bần tiện hay những pháp tạo ra kẻ bần tiện không? - Này Tôn giả Gotama, tôi không biết kẻ bần tiện hay những pháp tạo ra kẻ bần tiện. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp như thế nào cho tôi, để tôi được biết về kẻ bần tiện hay các pháp tạo thành kẻ bần tiện.

- Vậy này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.

Thưa vâng, Tôn giả! Bà-la-môn Aggibhàradvàja vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

1. "Người phẫn nộ, hiềm hận, Ác nhân, gièm pha người, Ác tà kiến, man trá, Ðược biết là bần tiện.

2. "Ai ở đây hại vật, Một sanh, hoặc hai sanh, Không thương xót hữu tình, Ðược biết là bần tiện.

3. "Ai làm hại vây hãm, Các làng, các thị trấn, Kẻ cướp đoạt có tiếng, Ðược biết là kẻ bần tiện.

4. Tại làng hay tại rừng, Vật sở hữu của người, Lấy trộm của không cho, Ðược biết là kẻ bần tiện.

5. Ai vay nợ của người, Bị đòi liền trốn tránh, Ta đâu mắc nợ ngươi, Ðược biết là kẻ bần tiện.

6. "Ai vì ham vật mọn, Kẻ đang đi trên đường, Giết hại cướp vật mọn, Ðược biết là kẻ bần tiện.

7. "Ai vì mình, vì người, Hay vì nhân tài sản, Làm nhân họ nói láo, Ðược biết là kẻ bần tiện.

8. "Ai được thấy giữa vợ Của bà con, bạn thân, Ép buộc hay ưng thuận, Ðược biết là kẻ bần tiện.

9. "Ai với mẹ hay cha, Già yếu, tuổi trẻ qua, Tuy giàu không giúp đỡ, Ðược biết là kẻ bần tiện.

10." Ai với mẹ hay cha, Với anh chị, nhạc mẫu, Làm hại, dùng lời mắng, Ðược biết là kẻ bần tiện.

11. "Ai được hỏi mục đích, Lại khuyên lời trái đích, Khuyên bảo nên che đậy, Ðược biết là kẻ bần tiện.

12. "Ai làm các nghiệp ác, Muốn không biết mình làm, Ai làm hạnh che đậy, Ðược biết là kẻ bần tiện.

13. "Ai đến nhà người khác, Ăn món ăn ngon lành, Lại không đáp lễ lại, Ðược biết là bần tiện.

14. "Ai nói dối lường gạt, Sa-môn, Bà-la-môn, Hay các người nghèo khác, Ðược biết là bần tiện.

15. "Dùng lời mắng, không cho, Sa-môn, Bà-la-môn, Khi thời ăn uống đến, Ðược biết là bần tiện.

16. "Ở đời nói không thật, Bị si mê che đậy, Tham cầu chút lợi nhỏ, Ðược biết là bần tiện.

17. "Ai đề cao tự ngã, Khi miệt giá trị người, Hạ mình với tự cao, Ðược biết là bần tiện.

18. "Ai gây hấn, hà tiện, Ác dục và xan tham, Xảo quyệt, không tàm quí, Ðược biết là bần tiện.

19. Ai phỉ báng đức Phật, Hay đệ tử của Ngài, Hàng xuất gia, tại gia, Ðược biết là bần tiện.

20. Ai không phải La-hán, Tự nhận là La-hán, Kẻ trộm Phạm thiên giới, Chính tối hạ bần tiện. Những hàng bần tiện này, Ta nói rõ cho Ông.

21. Bần tiện không vì sanh, Phạm chí không vì sanh, Do hành, thành bần tiện, Do hành, thành Phạm chí.

22. "Do đây, nên hiểu biết, Như Ta trình bày rõ, Màtanga được danh, Bần tiện, ăn thịt chó.

23. Danh tối thượng khó đạt, Màtanga đạt được, Nhiều Sát-ly, Phạm chí, Ðến hầu hạ vị ấy.

24. "Vị ấy leo thiên xa, Trên đường lớn không bụi, Từ bỏ mọi dục tham, Ðạt được Phạm thiên giới, Thọ sanh không ngăn chận, Vị ấy sanh Phạm thiên.

25. "Có những Bà-la-môn, Sanh gia đình Ðạo sư, Hay sanh những gia đình Quyến thuộc với bùa chú, Họ vẫn thường được thấy, Làm các điều ác nghiệp,

26. Hiện tại bị khinh miệt, Ðời sau sanh ác thú, Thọ sanh không ngăn chận, Sanh ác thú đáng khinh.

27. Bần tiện không vì sanh, Phạm chí không vì sanh, Do hành thành bần tiện, Do hành thành Phạm chí.

Khi được nói vậy, Bà-la-môn Bhàradvàja bạch Thế Tôn: - Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thưa Tôn giả Gotama, ví như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, mở toang ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối, để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Pháp được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày. Con nay qui y Tôn giả Gotama, qui y Pháp và qui y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời qui ngưỡng.

23. Kinh Phân biệt về sự thật (Saccavibhanga Sutta[1])  

Như vầy tôi nghe:Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Baranasi (Ba la nại), Isipatana (chỗ chư Tiên đọa), tại Migadaya (Lộc Uyển). Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba-la-nại. Không một Sa-môn, Bà-là-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chận đứng, chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ bốn Thánh-đế.

Thế nào là bốn? Sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ Khổ Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Tập khổ Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Khổ diệt Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Khổ diệt đạo Thánh đế. Vô thượng Pháp luân, này các Tỷ-kheo, đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba la nại. Không một Sa-môn, Bà-la-môn... hay một ai ở đời có thể chận đứng, chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ bốn Thánh-đế.

Này các Tỷ-kheo, hãy thân cận Sariputta và Moggallana, Này các Tỷ-kheo, hãy gần gũi Sariputta và Moggallana; các vị ấy là những Tỷ-kheo hiền trí (pandita), là những vị sách tấn các đồng Phạm hạnh. Như một sanh mẫu, này các Tỷ-kheo, như vậy là Sariputta! Như một dưỡng mẫu, như vậy là Moggalana! Này các Tỷ-kheo, Sariputta hướng dẫn đến quả Dự lưu, còn Moggallana hướng dẫn đến tối thượng nghĩa. Này Tỷ-kheo, Sariputta có thể khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt hiển lộ một cách rộng rãi bốn Thánh đế.

Thế Tôn nói như vậy; nói như vậy xong, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá. Tại đấy, Tôn giả Sariputta, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, liền gọi các Tỷ-kheo: "Này chư Hiền". -- "Thưa vâng, Hiền giả".

Tôn giả Sariputta nói như sau:

-- Chư Hiền, Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba la nại. Không một Sa-môn, Bà-là-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chận đứng, chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ bốn Thánh-đế.

Thế nào là bốn? Sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ Khổ Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Tập khổ Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Khổ diệt Thánh đế; sự khai thị, tuyên thuyết... về Khổ diệt đạo Thánh đế. Vô thượng Pháp luân, này các Tỷ-kheo, đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba la nại. Không một Sa-môn, Bà-la-môn... hay một ai ở đời có thể chận đứng, chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ về Khổ diệt đạo Thánh đế.

Và này chư Hiền, thế nào là Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, (bệnh là khổ), chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ; cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.

Này chư Hiền, thế nào là sanh? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của chúng, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. Này chư Hiền, như vậy gọi là sanh.

Này chư Hiền, thế nào là già? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới loại, sự niên lão, sự hủ hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại. Này chư Hiền, như vậy gọi là già.

Này chư Hiền, thế nào là chết? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi. Này chư Hiền, như vậy gọi là chết.

Này chư Hiền, thế nào là sầu? Này chư Hiền, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu của người ấy. Này chư Hiền, như vậy gọi là sầu.

Này chư Hiền, thế nào là bi? Này chư Hiền, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy. Này chư Hiền, như vậy gọi là bi.

Này chư Hiền, thế nào là khổ? Này chư Hiền, sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không sảng khoái do thân cảm thọ. Này chư Hiền, như vậy gọi là khổ.

Này chư Hiền, thế nào là ưu? Này chư Hiền, sự đau khổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm, sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không sảng khoái do tâm cảm thọ. Này chư Hiền, như vậy gọi là ưu.

Này chư Hiền, thế nào là não? Này chư Hiền, với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sự thật vọng, sự tuyệt vọng của người ấy. Này chư Hiền, như vậy gọi là não.

Này chư Hiền, thế nào là cầu bất đắc khổ? Này chư Hiền, chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối! Mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh". Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ.

Này chư Hiền, như thế nào là tóm lại, năm thủ uẩn là khổ? Như sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này chư Hiền, như vậy gọi là tóm lại, năm thủ uẩn là khổ."Và này chư Hiền, như vậy gọi là là Khổ Thánh đế"

Này chư Hiền, thế nào là Khổ tập Thánh đế? Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia; như dục ái, hữu ái, vô hữu ái. Này chư Hiền, như vậy gọi là Khổ tập Thánh đế.

Này chư Hiền, và thế nào là Khổ diệt Thánh đế? Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy). Này chư Hiền, như vậy gọi là Khổ diệt Thánh đế.

Này chư Hiền, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế? Ðó là Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Này chư Hiền, thế nào là chánh tri kiến? Này chư Hiền, tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri kiến về Khổ diệt đạo. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tri kiến.

Này chư Hiền, thế nào là chánh tư duy? Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tư duy.

Này chư Hiền, thế nào là chánh ngữ? Tự chế không nói láo, tự chế không nói hai lưỡi, tự chế không ác khẩu, tự chế không nói lời phù phiếm. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh ngữ.

Này chư Hiền, thế nào là chánh nghiệp? Tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cắp, tự chế không tà dâm. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh nghiệp.

Này chư Hiền, thế nào là chánh mạng? Này chư Hiền, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh mạng.

Này chư Hiền, và thế nào là chánh tinh tấn? Này chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh khởi, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tinh tấn.

Này chư Hiền, thế nào là chánh niệm? Này chư Hiền, ở đây, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời... quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên các tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh niệm.

nhiệt tâm.(như trên)

tỉnh giác. (như trên)

chánh niệm. (như trên)

Và thế nào là chánh niệm? Ở đây, một tỳ khưu xa rời ham muốn giác quan, xa rời những ý nghĩ bất thiện, đạt được và an trụ trong sự thiền định đầu tiên (jhana) được sinh ra từ sự tách rời và đi kèm với tư tưởng ứng dụng, tư tưởng duy trì, niềm vui và hạnh phúc.

Bằng cách an tịnh tâm được áp dụng và duy trì, hành giả đạt được và an trụ trong thiền thứ hai, đó là sự tĩnh lặng bên trong, là sự nhất tâm (của tâm trí), không có tư tưởng áp dụng và duy trì, và có hỉ và lạc.

Hành giả rời lạc, vị ấy an trú trong sự tĩnh lặng, chánh niệm, và tỉnh giác và hưởng phúc lạc trong thân, và đạt được và an trụ trong thiền thứ ba mà các bậc Thánh (ariyas) gọi là: 'Cư trú trong sự tĩnh lặng, chánh niệm và hạnh phúc.'

Bằng cách từ bỏ hạnh phúc và đau khổ, bằng sự biến mất của niềm vui và nỗi buồn, vị ấy đạt đến và an trụ trong thiền thứ tư, không phải là đau khổ cũng không phải là phúc lạc, và đó là sự thanh tịnh của chánh niệm bình đẳng. Đây được gọi là chánh định

Đây được gọi là Đạo đế của Con đường đưa đến diệt khổ.

Bánh xe Pháp Luân đã được Đức Thế Tôn Giác ngộ, ở Vườn Lộc Uyển, ở Isipatana gần Varanasi, chứ không thể được thành lập bởi một người ẩn dật hoặc một thánh thần tối thượng hoặc vị thiên hoặc bởi bất kỳ ai trên thế giới. Có nghĩa là, đó là một sự thật tuyên bố Tứ Diệu Đế, Đức Phật đã giác ngộ và sau đó giảng dạy, khai mở, phân tích và làm sáng tỏ chúng.

Điều này Tôn giả Sariputta đã nói. Những vị tỳ khưu đó trong lòng vui mừng hoan hỷ trước những lời của Tôn giả Sariputta.

24. Kinh A-sá-nang-chi (Atanatiya Sutta[1])  

Như vậy tôi nghe.: 24. Kinh A-sá-nang-chi (Atanatiya Sutta[1])  

Như vậy tôi nghe.:

Một thời Thế Tôn ở tại Ràjagaha (Vương Xá), núi Gijjhakùta (Linh Thứu).

Bốn Thiên vương sau khi sắp đặt trấn giữ bốn phương với đại quân Yakkha (Dạ-xoa), đại quân Gandhabba (Càn-thát-bà), đại quân Kumbhanda (Cưu-bàn-trà) và đại quân Nàga (Na-già), án ngữ bốn phương, bảo trì bốn phương, trong đêm tối thâm sâu, với hào quang tuyệt diệu chói sáng toàn thể núi Linh Thứu, đến tại chỗ Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Các vị Dạ-xoa, có vị đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có vị nói lên những lời chúc tụng, hỏi thăm, rồi ngồi xuống một bên; có vị nói lên tên họ rồi ngồi xuống một bên; có vị im lặng, rồi ngồi xuống một bên.

Sau khi ngồi xuống một bên, đại vương Vessavana (Tỳ-sa-môn) bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, có những thượng phẩm Dạ-xoa không tin tưởng Thế Tôn; bạch Thế Tôn có những thượng phẩm Dạ-xoa tin tưởng Thế Tôn, Bạch Thế Tôn, có những trung phẩm Dạ-xoa không tin tưởng Thế Tôn; bạch Thế Tôn, có những trung phẩm Dạ-xoa tin tưởng Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, có những hạ phẩm Dạ-xoa không tin tưởng Thế Tôn, có những hạ phẩm Dạ-xoa tin tưởng Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, nhưng phần lớn các Dạ-xoa không tin tưởng Thế Tôn. Vì sao vậy?

Bạch Thế Tôn. Thế Tôn thuyết pháp để từ bỏ sát sanh, thuyết pháp để từ bỏ trộm cắp, thuyết pháp để từ bỏ tà dâm, thuyết pháp để từ bỏ nói láo, thuyết pháp để từ bỏ không uống các loại rượu.

Bạch Thế Tôn, tuy vậy phần lớn các Dạ-xoa đều không từ bỏ sát sanh, không từ bỏ trộm cắp, không từ bỏ tà dâm, không từ bỏ nói láo, không từ bỏ uống các loại rượu. Ðối với họ, Pháp ấy không được ưa thích, không được đón mừng.

Bạch Thế Tôn, có những đệ tử của Thế Tôn, sống trong chốn thâm sâu cùng cốc, ít tiếng, ít động, có gió mát từ ngoài đồng thổi, che dấu không cho người thấy, thích hợp tịnh tu. Tại chỗ ấy, có những thượng phẩm Dạ-xoa không tin tưởng lời dạy Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, hãy học chú Atànàtiyarakkha (A-sá-nang-chi Hộ Kinh) để họ được lòng tin, để các vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ có thể sống an lạc, được che chở, được hộ trì không bị tại họa.

Thế Tôn im lặng chấp thuận. Rồi đại vương Vessavana, biết được Thế Tôn đã chấp thuận, trong giờ phút ấy, đọc lên bài Atànàtiya Hộ Kinh:

1. Ðảnh lễ Vipassi (Tỳ-bà-thi), Sáng suốt và huy hoàng! Ðảnh lễ đấng Sikhi (Thi-khí) Có lòng thương muôn loài!

2. Ðảnh lễ Vessabha (Tỳ-xá-bà), Thanh tịnh, tu khổ hạnh! Ðảnh lễ Kakusandha (Câu-lâu-tôn), Vị nhiếp phục ma quân!

3. Ðảnh lễ Konàgamana, (Câu-na-hàm) Bà-la-môn viên mãn! Ðảnh lễ Kassapa (Ca-diếp), Vị giải thoát muôn mặt!

4. Ðảnh lễ Angirasa, Vị Thích tử huy hoàng, Ðã thuyết chơn diệu pháp, Diệt trừ mọi khổ đau!

5. Ai yểm ly thế giới, Nhìn đời đúng như chơn, Vị ấy không hai lưỡi, Bậc vĩ đại thanh thoát.

6. Cùng đảnh lễ Gotama, Lo an lạc Nhơn Thiên Trì giới đức viên mãn! Bậc vĩ đại thanh thoát!

7-8. Mặt trời sáng mọc lên, Vầng thái dương tròn lớn, Khi mặt trời mọc lên, Ðêm tối liền biến mất. Khi mặt trời mọc lên Liền được gọi là ngày. Biển cả hải triều động, Như hồ nước thâm sâu.

9. Ở đấy mọi người biết, Chính biển cả hải triều, Dân chúng gọi phương ấy Là phương Purimà, (phương Đông).

10. Vị trị vì phương ấy, Bậc đại vương danh xưng, Chư loài Càn-thát-bà, Danh gọi Dhatarattha (Trì Quốc Thiên vương).

11. Càn-thát-bà hầu quanh, Hưởng múa hát của họ. Vua này có nhiều con, Ta nghe chỉ một tên,

12-13. Tám mươi và mười một, Ðại lực, danh Inda. Họ chiêm ngưỡng Thế Tôn, Thuộc giòng họ mặt trời. Từ xa, họ lễ Phật, Bậc vĩ đại thanh thoát. "Ðảnh lễ bậc Siêu Nhân! Ðảnh lễ bậc Thượng nhân!

14-15. Thiện tâm nhìn chúng con, Phi nhơn cũng lễ Ngài". Ðã nhiều lần, nghe hỏi, Nên đảnh lễ như vậy, "Quý vị xin đảnh lễ, Gotama chiến thắng! Chúng con xin đảnh lễ, Gotama chiến thắng! Ðảnh lễ Gotama, Bậc trí đức viên mãn".

16-18. Họ được gọi Peta, Nói hai lưỡi, sau lưng, Sát sanh và tham đắm, Ðạo tặc và man trá, Dân chúng gọi phương ấy, Là phương Dakkhinà (phương Nam). Vị trị vì phương ấy, Bậc đại vương, danh xưng, Chủ loài Kumbhanda (Cưu-bàn-trà) Danh gọi Virùlhaka (Tỳ-lâu-lặc). Kumbhanda hầu quanh, Hưởng múa hát của họ.

19. Vua này có nhiều con, Ta nghe chỉ một tên, Tám mươi và mười một, Ðại lực, danh Inda.

20. Họ chiêm ngưỡng Thế Tôn, Thuộc giòng họ mặt trời. Từ xa, họ lễ Phật, Bậc vĩ đại thanh thoát.

21-22. "Ðảnh lễ bậc Siêu Nhân! Ðảnh lễ bậc Thượng nhân! Thiện tâm nhìn chúng con, Phi nhơn cũng lễ Ngài". Ðã nhiều lần, nghe hỏi, Nên đảnh lễ như vậy, "Quý vị xin đảnh lễ, Gotama chiến thắng! Chúng con xin đảnh lễ, Gotama chiến thắng! Ðảnh lễ Gotama, Bậc trí đức viên mãn".

23-24. Mặt trời sáng lặn xuống, Vầng thái dương trong lớn. Khi mặt trời lặn xuống. Ban ngày liền biến mất. Khi mặt trời lặn xuống, Liền được gọi là đêm. Biển cả hải triều động, Như hồ nước thâm sâu,

25. Ở đây mọi người hết, Chính biển cả hải triều, Dân chúng gọi phương ấy, Là phương Pacchimà (phương Tây).

26. Vị trị vì phương ấy, Bậc đại vương, danh xưng. Chủ các loài Nàgà, Danh Virùpakkha (Tỳ-lâu-bác-xoa).

27. Loài Nàgà hầu quanh, Hưởng múa hát của họ. Vua này có nhiều con, Ta nghe chỉ một tên,

28-29. Tám mươi và mười một, Ðại lực, danh Inda. Họ chiêm ngưỡng Thế Tôn, Thuộc giòng họ mặt trời. Từ xa, họ lễ Phật, Bậc vĩ đại thanh thoát. "Ðảnh lễ bậc Siêu Nhân! Ðảnh lễ bậc Thượng nhân!

30-31. Thiện tâm nhìn chúng con, Phi nhơn cũng lễ Ngài". Ðã nhiều lần, nghe hỏi, Nên đảnh lễ như vậy, "Quý vị xin đảnh lễ, Gotama chiến thắng! Chúng con xin đảnh lễ, Gotama chiến thắng! Ðảnh lễ Gotama, Bậc trí đức viên mãn".

32. Bắc Lô Châu (Uttarakurù) an lạc Ðại Neru (Tu-di) đẹp đẽ. Tại đấy, mọi người sống Không sở hữu, chấp trước.

33. Họ không gieo hột giống, Không cần phải kéo cày. Loài người được thọ hưởng Lúa chín khỏi nhọc công.

34. Loại gạo không cám trấu, Thanh tịnh có hương thơm, Ðược nấu chín trên đá, Và họ ăn gạo ấy.

35. Chỉ cỡi loài bò cái, Ði phương này phương khác. Chỉ dùng các loài thú Ði phương này phương khác.

36-37. Dùng xe đàn bà kéo, Ði phương này phương khác. Dùng xe đàn ông kéo, Ði phương này phương khác. Dùng xe con gái kéo, Ði phương này phương khác. Dùng xe con trai kéo, Ði phương này phương khác.

38. Họ lên trên các xe, Ði khắp mọi phương hướng,

39. Ðể phục vụ vua mình. Họ cỡi xe voi kéo, Xe ngựa, xe chư Thiên, Ðối với vua danh xưng, Có lâu đài, có kiệu, Nhiều thành phố của vua, Ðược xây giữa hư không.

Các thành Àtannata, Kusinata, Parakusinàtà, Nàttapuriyà, Parakusitannàtà Kapivanta thuộc phía Bắc, Và các thành phố khác, Như Janogha, Navanavatiya, Ambara, Ambaravatiya, Àlakamandà, Là kinh đô của vua, Chỗ Kuvera ở. Vị vua đáng kính này, Kinh đô tên Visànà. Do vậy Kuvera, Được danh Vessavana. Các sứ quán được tên: Tatolà, Tattalà, Tatotalà, Ojasi, Tejasi, Tatojasi, Vua Sùra, Arittha, Nemi. Đây có vùng nước lớn, Từ đây mưa đổ xuống, Được tên Dharani. Tại đây mưa đổ xuống, Được tên Dharani. Tại đây có giảng đường, Tên Bhagalavati, Chỗ Dạ-xoa tập hội.

40. Tại đây nhiều cây trái, Trên cây chim tụ họp, Các loại công, loại cò, Diệu âm chim Kokilà,

41. Ở đây, chim Jiva, Kêu tiếng "Hãy sống đi", Và tiếng chim kêu lên, "Hãy khởi tâm thích thú". Nhiều loại chim sai khác, Ở rừng và ở hồ,

42. Với con vẹt ồn ào, Và con chim Myna, Các loại chim thần thoại, Gọi là Dandamànavakà. Hồ sen Kuvera, Chiếu sáng tất cả trời,

43-44. Dân chúng gọi phương ấy, Là phương Uttarà (phương Bắc). Vị trị vì phương ấy, Bậc đại vương danh xưng, Chủ các loài Dạ-xoa, Được gọi Kuvera. Các Dạ-xoa hầu quanh, Hưởng múa hát của chúng.

45. Vua này có nhiều con, Ta nghe chỉ một tên. Tám mươi và mười một Đại lực danh Inda.

46. Họ chiêm ngưỡng Thế Tôn, Thuộc giòng họ mặt trời. Từ xa họ lễ Phật, Bậc vĩ đại thanh thoát. "Đảnh lễ bậc Siêu nhân, Đảnh lễ bậc Thượng nhân,

47-48. Thiện tâm nhìn chúng con. Phi nhân cũng lễ Ngài". Đã nhiều lần nghe hỏi, Nên đảnh lễ như vậy: "Các vị xin đảnh lễ, Gotama chiến thắng! Chúng con xin đảnh lễ, Gotama chiến thắng! Đảnh lễ Gotama, Bậc Trí đức viên mãn!"

Tôn giả, Hộ Kinh Àtànàtiya này che chở, hộ trì, ngăn không cho ai làm hại các vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ và khiến các vị này sống an lạc.

Khi một vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ nào sẽ học Hộ Kinh Àtanatiya này một cách chín chắn, rõ ràng, nếu có loài phi nhân nào, Dạ-xoa, Dạ-xoa-ni, con trai Dạ-xoa, con gái Dạ-xoa, đại thần Dạ-xoa-ni, tùy tùng của Dạ-xoa, hay lao công của Dạ-xoa; hoặc Càn-thát-bà... hoặc Cưu-bàn-trà (Kumbhanda)... hoặc Nàga... đi theo vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ khi vị này đi; đứng gần, khi vị này đứng; ngồi khi vị này ngồi; nằm khi vị này nằm với tâm niệm độc ác, thời này Tôn giả, vị phi nhân ấy trong làng hay trong đô thị sẽ không được ai đón mừng hay kính trọng. Này Tôn giả, phi nhân ấy, trong kinh đô Alakamada của Ta sẽ không tìm được đất đai hay chỗ ở. Vị phi nhân ấy sẽ không được đi dự hội giữa các Dạ-xoa. Này Tôn giả, vị phi nhân ấy sẽ không được cưới hỏi. Này Tôn giả, các hàng phi nhân sẽ dùng những lời nói hỗn láo xấc xược đối với vị ấy. Này Tôn giả, các hàng phi nhân sẽ dìm đầu vị ấy xuống. Này Tôn giả, các hàng phi nhân sẽ chẻ đầu vị ấy ra làm bảy mảnh.

Này Tôn giả, có hàng phi nhân hung bạo, dữ tợn, khủng khiếp. Chúng không nghe lời các đại vương, không nghe lời đình thần của các vị đại vương, không nghe lời các vị giúp việc cho các đình thần của các vị đại vương. Này Tôn giả, các phi nhân này được xem là thù nghịch của các bậc đại vương. Này Tôn giả, như các đại tướng cướp vua xứ Magadha bị chinh phục. Cũng vậy, các vị này không nghe lời các vị đại vương, không nghe lời đình của thần các vị đại vương, không nghe lời các vị giúp việc cho các đình thần của các vị đại vương. Này Tôn giả, các vị đại tướng cướp này được xem là kẻ thù nghịch của vua xứ Magadha - cũng vậy, này Tôn giả, có những vị phi nhân hung bạo, dữ tợn, khủng khiếp. Các vị này không nghe lời các đại vương, không nghe lời đình thần của các vị đại vương, không nghe lời các vị giúp việc cho các đình thần các vị đại vương. Này Tôn giả, các vị phi nhân này được xem là kẻ thù nghịch của các bậc đại vương.

Này Tôn giả, nếu có vị phi nhân nào, Dạ-xoa hay Dạ-xoa-ni nào... đi theo vị Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ hay Nữ cư sĩ khi vị này đi, đứng gần khi vị này đứng; ngồi khi vị này ngồi; nằm khi vị này nằm với tâm niệm độc ác, vị này hãy nói lên, kêu lên, van lên với các những vị Dạ-xoa ấy, đại Dạ-xoa ấy, quân sư, đại quân sư ấy: "Dạ-xoa này bắt tôi, Dạ-xoa này tấn công tôi, Dạ-xoa này đả thương tôi, Dạ-xoa này hại tôi, Dạ-xoa này làm hại tôi, Dạ-xoa này không thả tôi ra".

Những Dạ-xoa, đại Dạ-xoa, quân sự, đại quân sư nào được kêu gọi ở đây:

49. Inda, Soma, và Varuna,

Bhàradvaja, Pajàpati,

Candana, Kàmasettha,

Kinnughandu, Nighandu,


50. Panàda và Opamanna,

Devanita và Màtali,

Cittasena và Gandhabba.

Vua Nala, Janesabha,


51. Sàtàgira Hemavata,

Punnuaka, Karatiya, Gula,

Sivakat và Mucalinda

Vessàmitta, Yugandhara,

52. Gopàla và Suppagedha,

Hirì, Settì và Mandiya,

Pancàla Canda, Àlavaka,

Pajjunna, Sumana, Sumukha, Dadhimukha

Mani Mànicara, Dìgha,

Atha và Serissaka.

Những vị này là những Dạ-xoa, đại Dạ-xoa, quân sư, đại quân sư cần phải được nói lên, kêu lên, van lên: "Dạ-xoa này bắt tôi, Dạ-xoa này tấn công tôi, Dạ-xoa này đả thương tôi, Dạ-xoa này hại tôi, Dạ-xoa này làm hại tôi, Dạ-xoa này không thả tôi ra".

Này Tôn giả, đây là Hộ Kinh Àtànàtiyà che chở, hộ trì, ngăn không cho ai làm hại các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ và khiến các vị này sống an lạc.

Thưa Tôn giả, nay chúng tôi cần phải đi, chúng tôi có nhiều việc, có nhiều bổn phận.

- Đại vương, Đại vương hãy làm điều gì Đại vương nghĩ là phải thời.

Rồi bốn vị đại vương, từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về phía Ngài rồi biến mất tại đấy. Các vị Dạ-xoa ấy, từ chỗ ngồi đứng dậy, có vị đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ; có vị nói lên những lời hỏi thăm xã giao với Thế Tôn rồi biến mất tại chỗ; có vị chấp tay hướng đến Thế Tôn rồi biến mất tại chỗ; có vị nói lên tên họ của mình rồi biến mất tại chỗ; có vị im lặng biến mất tại chỗ.

Rồi Thế Tôn sau khi đêm đã mãn, liền gọi các vị Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo, khi hôm, bốn vị đại vương cùng với đại quân sư Dạ-xoa: "Đảnh lễ Vipassi (Tỳ-bà-thi) sáng suốt và huy hoàng; Đảnh lễ đấng Sikhi, (Thi-khí) có lòng thương muôn loài... Này Tôn giả, đó là hộ kinh Àtànàtiyà... như trên... rồi biến mất". Này các Tỷ-kheo, hãy học Hộ Kinh Atànàtiyà này, hãy thuộc lòng Kinh Àtànàtiyà này. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Nam cư sĩ, Nữ cư sĩ được che chở, được hộ trì, được ngăn khỏi ai làm hại, được sống thoải mái hạnh phúc.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ thọ trì lời dạy Thế Tôn.

Kinh Thánh Hộ Trì hết tại đây

Phụ Lục  

Kinh Angulimala (Angulimala Paritta)


Phụ Lục  
Kinh Angulimala (Angulimala Paritta)
Tôn giả Angulimala, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Savatthi để khất thực. Trong khi đi khất thực từng nhà một ở Savatthi, Tôn giả Angulimala thấy một người đàn bà đang sanh đẻ, rất là nguy kịch và đau đớn. Thấy vậy, Tôn giả suy nghĩ: "Thật đau khổ thay các chúng sanh! Thật đau khổ thay các chúng sanh! " Rồi Tôn giả Angulimala, sau khi đi khất thực ở Savatthi, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn trình bày sự việc. Đức Thế Tôn dạy: Ông hãy đi đến Savatthi, sau khi đến hãy ngồi trên một chiếc ghế cách cô ta một bức bình phong, nói với người đàn bà ấy như sau: "Này Bà chị, vì rằng tôi từ khi được Thánh sanh đến này chưa bao giờ cố ý giết hại mạng sống của chúng sanh, mong rằng với sự thật ấy, bà được an toàn và sanh đẻ được an toàn!" Và người đàn bà được an toàn, sanh đẻ được an toàn. Hiệu quả của kinh Thánh Paritta Angulimala vẫn hiệu lực cho đến ngày nay.

Bài kinh này không nằm trong "Kinh Thánh Hộ Trì." Những lời, được nói ra bởi Đức Phật bằng cách bảo vệ, và được học bởi Đại đức Angulimala, được tìm thấy trong Kinh Angulimala sutta (Majjhima nikaya, sutta no. 86).

Chính nước rửa chỗ ngồi của người trì tụng paritta này đã chấm dứt mọi nguy hiểm. Vào thời điểm đó, paritta này đã giúp đỡ một đứa trẻ sơ sinh được sinh ra an toàn.

Bây giờ chúng ta sẽ đọc lại câu paritta rất hiệu nghiệm đó được phát ra bởi Đấng Bảo vệ thế giới (Đức Phật), điều tốt lành cho mọi thời đại.[1]

""Thưa Bà chị, vì rằng tôi từ khi được Thánh sanh đến nay chưa bao giờ cố ý giết hại mạng sống của chúng sanh, mong rằng với sự thật ấy, bà được an toàn, và sanh đẻ được an toàn!""


Sagge kāme ca rū pe girisikharatate cantalikkhe vimāne
Dīpe raṭṭthe ca gāme taruvanagahane gehavatthumhi khette
Bhummā cāyantu devā jalathalavisame yakkhagan-dhabbanāgā
Tiṭṭhantā santike yaṃ munivaravacanaṃ sādhavo me suṇantu.

Dhammassavanakālo ayambhadantā.
Dhammassavanakālo ayambhadantā.
Dhammassavanakālo ayambhadantā.

Xin thỉnh Chư Thiên ngự trên cõi trời Dục giới cùng Sắc giới, Chư Thiên ngự trên đỉnh núi, núi không liền, hoặc nơi hư không; ngự nơi cồn bãi đất liền hoặc các châu quận, ngự trên cây cối rừng rậm hoặc ruộng vườn, Chư Dạ xoa, Càn Thác Bà cùng Long vương dưới nước trên bờ hoặc nơi không bằng phẳng gần đây, xin thỉnh hội họp lại đây. Lời nào là lời kim ngôn cao thượng của Đức Thích Ca Mâu Ni mà chúng con tụng đây, xin các bậc Hiền Triết nên nghe lời ấy..

Xin các Ngài đạo đức, giờ này là giờ nên nghe Pháp Bảo.
Xin các Ngài Đạo đức, giờ này là giờ nên nghe Pháp Bảo.
Xin các Ngài Đạo đức, giờ này là giờ nên nghe Pháp Bảo. (Lạy).

Vào cuối mỗi bài giảng, những người đọc thuộc lòng sẽ ban phước cho người nghe như vầy:

Với niềm tin vào sự thật này, bạn sẽ mãi mãi khỏe mạnh. Với niền tin vào sự thật này, bạn sẽ khỏi bệnh. Với niềm tin của sự thật này, tất cả các phước lành sẽ đến với bạn. Với sức mạnh (hộ trì) của tất cả các vị Phật, các vị Phật Độc Giác và tất cả các vị A la hán, tôi đảm bảo sự bảo vệ của tôi (của bạn) bằng mọi cách.

(Bài kệ được đọc vào lúc sợi giây chỉ đang được buộc quanh cánh tay của người tham dự.)

Cầu mong mọi điều không may được xua đuổi, cầu mong mọi bệnh tật chấm dứt; xin cho không có tai họa nào xảy đến với bạn; cầu mong bạn sống lâu trong bình yên.

Cầu mong tất cả các phước lành đến với bạn. Cầu mong tất cả Chư Thiên bảo vệ bạn.

Nhờ sức mạnh bảo vệ của tất cả các vị Phật, sự an lành đến với bạn.

Nhờ sức mạnh bảo vệ của tất cả các Pháp, sự an lành đến với bạn

Nhờ sức mạnh bảo vệ của tất cả các Tăng chúng, sự an lành đến với bạn

Nhờ sức mạnh của kinh Thánh Hộ Trì này, bạn sẽ thoát khỏi mọi nguy hiểm phát sinh từ ảnh hưởng xấu của các hành tinh, ma quỷ và linh hồn. Cầu mong những bất hạnh của bạn tan biến.

Nhờ quyền năng của Đức Phật, tất cả những điềm báo xấu xa và những hoàn cảnh tồi tệ, tiếng kêu đáng sợ của loài thú dữ, những liên tưởng ác ý của các vì sao, và những giấc mơ xấu xa sẽ bị xóa bỏ.

Bằng sức mạnh của Giáo pháp tất cả những điềm báo xấu xa và những hoàn cảnh tồi tệ, tiếng kêu đáng sợ của loài thú dữ, những liên tưởng ác ý của các vì sao, và những giấc mơ xấu xa sẽ bị xóa bỏ

Bằng sức mạnh của Tăng tất cả những điềm báo xấu xa và những hoàn cảnh tồi tệ, tiếng kêu đáng sợ của loài thú dữ, những liên tưởng ác ý của các vì sao, và những giấc mơ xấu xa sẽ bị xóa bỏ

Cầu mong những chúng sinh đang đau khổ được thoát khỏi đau khổ.

Cầu mong những chúng sinh đang sợ hãi được thoát khỏi sự sợ hãi

Cầu mong những chúng sinh đang đau buồn được thoát khỏi đau buồn.

Cầu mong những cơn mưa rơi đúng mùa; cầu mong có một mùa màng bội thu; cầu mong thế giới thịnh vượng; cầu mong người cai trị công bình.

Cầu mong các chúng sinh, trên trời và trên đất, chư Thiên và thần Nagas của sức mạnh hùng mạnh, chia sẻ công đức này của chúng ta. Mong họ bảo vệ sự miễn trừ lâu dài

Cầu mong tất cả chúng sinh chia sẻ công đức mà chúng ta đã có được. Có thể sẽ tìm lại hạnh phúc của họ.

Với công  đức này chia đến người thân của tôi; mong rằng họ được khỏe mạnh và hạnh phúc.

Từ cảnh giới cao nhất của sự hiện hữu đến địa ngục, bất cứ chúng sinh nào được sinh ra - những người có hình hài và vô hình, những người có hay không có ý thức - đều có thể thoát khỏi đau khổ! Cầu mong họ đạt được Niết-bàn!

Nhờ sức mạnh của công đức to lớn mà tôi đã có được bằng cách bày tỏ lòng tôn kính đối với "Tam bảo" (Phật, Pháp, Tăng) là một bậc đáng được tôn kính, cầu mong mọi nguy hiểm sẽ chấm dứt!